Bạn đã tìm được một công việc ưa thích, nhưng lại vướng mắc phải một số vấn đề khiến bạn không biết phải viết CV sao cho hay. Những vấn đề như bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, bằng cấp không phù hợp với lĩnh vực bạn ứng tuyển, công ty đòi hỏi nhiều năm kinh nghiệm, bạn thích công việc đó nhưng chưa có nhiều kiến thức, etc. Vậy phải làm sao để vượt qua những vấn đề trên để vẫn có thể viết cho mình được một CV hay?

Mình muốn làm một công việc mới, nhưng mình chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đó?

Một ví dụ rất đơn giản, gần đây có một em học ngành Accounting tìm đến mình và hỏi “Em tốt nghiệp ngành Accounting nhưng em thấy mình hợp với công việc làm event, marketing. Tuy nhiên em chưa có nhiều kinh nghiệm lắm, vậy phải làm viết như thế nào vào CV để đi xin việc trong lĩnh vực đó”?

Để giải quyết vấn đề này, lời khuyên của mình là chúng ta hãy dành thời gian xem ngành nghề mà chúng ta định ứng tuyển đòi hỏi những kĩ năng, kiến thức như thế nào. Kiến thức thì cần phải đi học để có, nhưng kĩ năng thì chúng mình hoàn toàn có thể kiếm được từ những công việc không liên quan. Ví dụ khi làm event, bạn cần những kĩ năng như teamwork, organization và setting goal. Tiếp tục ví dụ ở trên, khi viết CV, bạn Accounting ở trên có thể nhấn mạnh về khả năng teamwork và organization khi bạn ấy làm leader của Accouting Club chẳng hạn, hay bạn ấy có thể nói về kĩ năng ‘set goal’ trong quá trình học tập ở trường.

Chỉ có một điều để ghi nhớ khi giải quyết vấn đề này, đó là xem lĩnh vực bạn ứng tuyển đòi hỏi kĩ năng gì và cố gắng hướng CV tập trung hơn về những kĩ năng đó. Nếu kiến thức bạn chưa đủ, kĩ năng cũng còn yếu, bạn cần phải nỗ lực nhiều hơn. Hãy tham gia các hoạt động xã hội, tham gia các buổi hội thảo, chia sẻ, tham gia làm việc cho tổ chức phi chính phủ, đây là cách nhanh nhất để chúng mình bổ sung kiến thức và kĩ năng đó.

Free-Resume-PSD-Template

Bằng cấp bạn học không liên quan đến ngành bạn ứng tuyển?

Có lẽ đây là thực trạng chung của chúng mình rồi nhỉ, đặc biệt là mình thấy rất nhiều bạn học các ngành khác như Accounting, Business chuyển sang làm marketing, event management. Tuy nhiên bạn cũng đừng lo lắng quá, học vấn chỉ là 2-3 dòng rất nhỏ trong CV, so với phần Experience và Skills trong CV thì ngắn hơn rất nhiều. Vì vậy đừng ngại ngùng, hãy cứ liệt kê bằng cấp đó ra, vì bằng đại học thể hiện rằng bạn có nền tảng kiến thức tốt để tiếp thu công việc.

Để nhấn mạnh kĩ năng của bạn, hãy đầu tư chăm chút cho phần Work experience trong CV. Hãy để những công việc liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển lên trước. Trong mục Skills, hãy liệt kê những kĩ năng bạn có và liên quan đến những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.

Nếu chúng mình chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, đừng quên tận dụng những điều nhỏ nhặt nhất, ví dụ như một môn học ở trường chẳng hạn. Tại RMIT, chúng mình thường được học 3-4 môn tự chọn, được học bất kì môn gì tuỳ thích, vì vậy nếu bạn đang là học sinh Kế toán, muốn theo đuổi ngành tổ chức sự kiện, đừng bỏ qua những môn học như Intro Ads, Intro PR trong CV của bạn.

c74da4c1e608f1f1_shutterstock_209914660

Bạn nghỉ việc đã được một thời gian khá dài?

Đây cũng là một vấn đề mà mình gặp phải khá nhiều trong thời gian tư vấn gần đây. Lý do cho việc nghỉ làm khoảng 1 năm trở lên đó là sinh em bé, đi học, đi gap year, ở nhà xả stress, vân vân. Nhiều bạn tìm đến mình khá lo lắng không biết viết gì trong CV trong khoảng thời gian nghỉ này, vì sợ rằng nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng chúng mình làm việc kém và trong thời gian dài không có việc.

Lời khuyên của mình là, chúng mình có thể viết hoặc không viết thông tin nghỉ này vào CV. Hãy viết trong Cover Letter và giải thích lý do vì sao chúng mình nghỉ trong thời gian dài như vậy. Sẽ tốt hơn nếu bạn thể hiện rằng, trong thời gian nghĩ đó, bạn đã tiến bộ hơn với những kĩ năng mới, mối quan hệ mới. Ví dụ, một bà mẹ ở nhà chăm em bé có thể học thêm kĩ năng viết blog, quảng cáo thông qua website chẳng hạn. Một bạn sinh viên nghỉ ở nhà 1 năm chưa có việc có thể học thêm những kĩ năng mềm như teamwork, presentation thông qua các short course hay những kĩ năng như thiết kế, chụp ảnh, vân vân.

Vì vậy, hãy thành thật và thể hiện với nhà tuyển dụng sự tiến bộ của bạn mỗi ngày.
Resume-with-Career-Break

Mình thường xuyên đổi việc trong thời gian ngắn, mình lo rằng NTD khi đọc CV sẽ không chọn mình?

Như thế nào là người hay nhảy việc? Là những người thay đổi 4-5 công việc trong chỉ một thời gian ngắn từ 3-6 tháng. Bạn đừng lo quá nếu bạn là một người hay đổi việc, quan trọng là khi bạn viết trong CV, trong từng đề mục của Experience, hãy viết càng cụ thể càng tốt. Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy những gì bạn đã làm và kết quả của công việc đó, chứ không phải chỉ đơn giản liệt kê những công việc trong vị trí của bạn. Ví dụ bạn đã từng làm Marketing Executive cho một công ty tiếng Anh, thay vì viết “I make promotional plan for the English Centre’, hãy viết cụ thể hơn như ‘I created a promotional plan in 6 months to advertise our services to 30 high schools around Hanoi’. Bạn hãy nhớ nhé, hãy cụ thể hơn bằng các tên riêng, các con số để NTD thấy được bản thân bạn trong đó.

Ngoài ra, hãy chuẩn bị trước để trả lời câu hỏi từ NTD, vì sao bạn hay đổi việc trong thời gian ngắn. Đừng bao giờ nói lý do đổi việc vì không hợp với đồng nghiệp, không hợp với môi trường, không ưa sếp cũ, vân vân. Hãy hạn chế nói những thông tin tiêu cực. Hãy nói một cách tích cực hơn như là bạn đang tìm kiếm một môi trường phù hợp với định hướng tương lai chẳng hạn.

*Nếu bạn đã có nhiều kinh nghiệm làm việc, hãy hạn chế liệt kê những công việc có thời gian ít hơn 2 tháng nhé. Nếu bạn liệt kê, hãy chuẩn bị sẵn tinh thần để trả lời câu hỏi lý do từ nhà tuyển dụng. Hoặc bạn có thể trình bày ngay lý do trong Cover Letter đó. Nhà tuyển dụng nào cũng đánh giá cao sự trung thực hết.

career-change-cv

Hồ sơ của mình nhiều thông tin quá và mình không biết bỏ chỗ nào?

Không có giới hạn cho CV hay Résume về số trang, nhưng mình luôn khuyến khích các bạn nên giữ ở tầm 1 trang, tối đa 2 trang mà thôi. Từ 3 trang trở đi là đã khiến NTD rất ngại đọc rồi. Hàng ngày NTD phải đọc hàng trăm CV chứ không phải của mình chúng mình đâu. Có một nguyên tắc đó là mình chỉ trình bày vào CV những công việc trong 15 năm trở lại và 5 công việc gần nhất. Tuy nhiên, với những người trẻ mới ra trường như chúng mình, mình nghĩ chỉ cần 3 công việc là đã ổn lắm rồi. Hãy chọn 3 công việc phù hợp nhất với vị trí bạn đang ứng tuyển, đầu tư thời gian viết về những gì bạn đã làm ở công việc đó, hơn là đầu tư thời gian cho việc liệt kê các công ty bạn đã làm.

Ví dụ, thay vì nói “I am a leader of a music event’, chúng mình hãy viết cụ thể hơn về số lượng, về công việc đã làm như ‘I managed a group of 5 members in communication team to promote the ABC event. My job is to assign tasks such as promotiong on website, contact media, Facebook manage to my members’.

Mình rất thích công việc đó nhưng mình vừa thiếu kinh nghiệm, lại chẳng có nhiều kiến thức?

Nói thật là ca này khó, khả năng được nhận không cao. Tuy nhiên không cao không phải là không thể nhé, bạn cứ thử sức mình xem sao. Hãy cố gắng dựa vào Job Description cả nhà tuyển dụng, biến đổi một chút dựa theo các kĩ năng của bạn để viết vào CV, và dành nhiều thời gian hơn để viết Cover Letter, thể hiện tâm tư nguyện vọng của bạn, vì sao bạn muốn làm công việc đó, cơ sở nào để nhà tuyển dụng tin tưởng giao công việc cho một người như bạn và nếu được giao việc, bạn sẽ làm gì để công ty phát triển hơn. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ứng viên thành thật và có tinh thần cầu tiến đó.

CV mình trình bày chưa đẹp, lại nhiều lỗi chính tả?

cv-misspelling

Vấn đề này dễ giải quyết lắm nè. Hãy đưa CV của bạn cho bạn bè và người thân (nếu là người giỏi tiếng Anh thì càng hay), nhờ họ sửa lỗi chính tả và góp ý về cách trình bày. Mình thấy nhiều bạn ngại ngùng khi share CV cho người khác, vì sợ người khác copy hay sao ấy. Các bạn đừng lo điều này, CV cũng chỉ là một tờ giấy thôi, kiến thức và kinh nghiệm ở bên trong bạn, sao người ta copy được. Vì vậy đừng ngại khi hỏi người khác góp ý cho bạn, và hãy cân nhắc rằng, không phải mọi lời góp ý đều tốt nhé. CV không bao giờ là hoàn hảo, vì vậy hãy chọn cho mình những lời góp ý mà bạn cho là phù hợp nhất.

Ngoài ra, nếu bạn cần một dịch vụ chỉnh sửa chuyên nghiệp, hãy đăng ký với mình, biết đâu mình sẽ giúp bạn có được một công việc tốt hơn :> Bạn có thể xem thông tin về cách mình giúp ở đây hen: http://bit.ly/TuVanCaNhan

Chúc bạn sẽ có cho mình một bản CV đẹp nhất, hay nhất và quan trọng nhất là được nhà tuyển dụng gọi đi phỏng vấn.

Nếu bạn muốn trao đổi bất kì vấn đề gì với mình, hãy liên hệ theo những cách sau:

Phone: (+84) 982 4817 20
Email: anhtuanle234@gmail.com
LinkedIn: https://vn.linkedin.com/in/anhlermit
Facebook: https://www.facebook.com/tiay23
Twitter: https://twitter.com/anhtuanle234

2 bình luận cho “7 vấn đề thường gặp khi viết CV”

  1. Em chào anh Tuấn Anh ạ. Anh có thể giải đáp giúp em câu hỏi này được không ạ:

    Trong bài viết, anh có nói rằng “Kiến thức thì cần phải đi học để có, nhưng kĩ năng thì chúng mình hoàn toàn có thể kiếm được từ những công việc không liên quan”. Nếu nhà tuyển dụng hỏi mình rằng “Em làm thế nào để bù đắp được vào khoản kiến thức chuyên môn khi 4 năm đại học em không hề được đào tạo” (trong trường hợp công việc rất bận rộn, thường xuyên đi công tác và làm đến tối muộn, ngày nghỉ, …nên không có thời gian đi học thêm hay đọc sách thường xuyên) thì mình trả lời thế nào ạ ? Thêm nữa là mình cũng khá tự tin và nhà tuyển dụng đã đánh giá kĩ năng và kinh nghiệm của mình ổn rồi.
    Trên thực tế, em hiểu được rằng kĩ năng mềm và kinh nghiệm nhiều khi quan trọng hơn kiến thức chuyên môn (tình huống em kể trên là chuyện em mới đi pv gần đây, tuy được nhận nhưng nhà tuyển dụng có nói với em là em thiếu kiến thức chuyên môn). Em muốn hỏi anh để có thể biết cách trả lời cho trọn vẹn hơn ạ.

    Em rất mong nhận được câu trả lời của anh ạ.
    Em cảm ơn anh ạ

    Đã thích bởi 1 người

    • Chào em,

      Anh nghĩ cái này em nên làm rõ 2 ý:

      – Kiến thức chuyên môn khi 4 năm không được đào tạo? => Anh thấy cái này không có đúng, chỉ là đào tạo ít hay nhiều, liên quan trực tiếp hay chưa thôi. Chẳng lẽ 4 năm đại học mà minh không học được gì? Ví dụ có thể em học ngành Marketing nhưng chưa được đào tạo về Digital Marketing nên khi đi làm chưa có kiến thức này, nhưng anh tin 4 năm học Marketing cũng sẽ giúp em có góc nhìn, kiến thức nền hơn là một bạn 4 năm không học gì.

      – Công việc bận rộn, thường xuyên đi công tác, làm đến tối muộn ngày nghỉ, không có thời gian đi học thêm. => Cái này anh nghĩ thuộc phạm trù cân bằng thời gian. Những thứ ở trên anh nghĩ sẽ diễn ra ở thời gian cao điểm, ví dụ mùa lễ hội hay gì đó công ty rất bận, nhưng không thể diễn ra cả năm được. Nếu cả năm lúc nào cũng như vậy, em có chắc là mình làm được không? Anh nghĩ khi nhà tuyển dụng hỏi câu này để xem cách em nhìn nhận tình huống thế nào thôi à.

      Đã thích bởi 1 người

Bạn có bình luận hay câu hỏi gì không?

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Chạy bằng WordPress.com.