Với những bạn sinh viên chăm chỉ học hành, ít tham gia CLB, không hay đi làm thêm, khi viết CV ít thông tin quá không biết viết gì. Quá khổ! Nhưng bên cạnh đó, có những bạn CLB nào ở trường cũng tham gia, việc làm thêm nhiều không kể siết, lại có cái khổ riêng của các bạn ấy. Mấy bạn như vậy hay tìm tới mình và hỏi là “CV của em dài quá, mà em thấy phần nào cũng quan trọng, không nỡ cắt đoạn nào cả, phải làm sao bây giờ???”

Bài viết này mình sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm cá nhân để giúp các bạn nào mà có CV dài quá, có thể cân nhắc dựa vào đó để biết cần cắt phần nào đi để cho CV ngắn hơn.

creative-resumes-6l6jgd8h

1. Đừng tham lam, viết một cách chọn lọc

Ý mình ở đây là, có nhiều bạn “tham lam” quá, trong đời học sinh có bao nhiêu CLB, bao nhiêu hoạt động ngoại khoá là cố ghi được cho bằng hết vào CV. Từ những công việc lớn đến những hoạt động bé ti hin chẳng liên quan lắm như hiến máu nhân đạo, nằm trong nhóm cổ vũ bóng đá (những cái này sẽ liên quan nếu chúng mình ứng tuyển cho CLB thể thao hoặc một tổ chức NGO chẳng hạn).

Lời khuyên của mình ở đây là, chúng mình nên chọn lọc hơn khi đưa thông tin vào CV. Cụ thể là ở phần “Work Experience” hay “Extracurricular Activities”, đừng cố tham lam để đưa vào càng nhiều càng tốt. Chỉ cần 2,3 hoặc 4 công việc thôi, nhưng nếu chúng mình viết kĩ hơn về từng công việc, cụ thể đã làm gì, kết quả ra sao, đã học được kĩ năng gì từ đó, thì chắc chắn sẽ thuyết phục hơn là liệt kê bao la vào đó.

matthewdisplay-o

Vì vậy trước khi chúng mình quyết định đưa công việc nào vào CV, hãy đọc thật kĩ yêu cầu công việc từ nhà tuyển dụng, xem kĩ xem nhà tuyển dụng yêu cầu kĩ năng gì, kiến thức gì, từ đó chọn được công việc phù hợp nhé.

2. Không phải công việc nào cũng quan trọng như nhau

Ở trên mình đã nói về cách chọn lọc công việc rồi, đoạn này mình muốn nói cụ thể hơn vào từng ý nhỏ ở mỗi công việc. Có một lỗi mà mình hay thấy các bạn mắc phải, đó là cố đưa càng nhiều càng tốt các gạch đầu dòng vào mỗi công việc, mà không quan tâm rằng gạch đầu dòng đó có thực sự quan trọng và liên quan để đưa vào hay không.

Ví dụ có một bạn gửi CV cho mình sửa, bạn ấy ứng tuyển vào một công ty truyền thông, và trong CV có một vài gạch đầu dòng ở mục công việc “Marketing Executive” như thế này:

  • Planned and executed weekly Skype meeting with 20 executives in different countries such as Thailand, Phillipines and Indonesia.
  • Support manager as request.

Có thể thấy là gạch đầu tiên rất đầy đủ và chi tiết, cho thấy tầm quan trọng và quy mô công việc của bạn. Gạch đầu dòng thứ hai thì sơ sài quá, chẳng biết bạn ‘support’ cái gì cả. Vì vậy, nếu cảm thấy CV đang quá dài, bạn có thể loại bỏ những gạch đầu dòng sơ sài như thế này, để tập trung hơn cho những gạch đầu dòng quan trọng hơn.

Từ kinh nghiệm cá nhân của mình, nếu đang phân vân, bạn cứ ngồi viết hết tất cả những việc đã làm, sau đó ngồi lọc dần. Ví dụ có 10 việc lọc còn 7, rồi 7 lọc còn 5, 5 lọc còn 3. Một công việc có khoảng 4-5 gạch đầu dòng mình thấy là ổn, không quá dài cũng không quá ngắn.

3. Tránh trùng lặp thông tin

Cái này mình cũng thấy nhiều bạn gặp phải, chính mình cũng từng gặp phải, và rất dễ gặp nếu chúng mình làm nhiều công việc hoặc tham gia nhiều hoạt động ở nhiều vị trí tương đương nhau.

Ví dụ như hồi mình ở trường, mình là “Communication Leader” của 3 câu lạc bộ khác nhau liền. Rồi sau đó đi ra ngoài làm cũng là “Communication Leader” luôn. Bạn thấy thế nào nếu Nhà tuyển dụng đọc CV của mình, đến công việc nào cũng thấy “planning event” rồi “brainstorm marketing plan” rồi “managing Facebook”, lúc nào cũng giống nhau như vậy thì thật là phí.

Để làm cho CV của mình hiệu quả hơn, mình đã làm cho mỗi công việc khác biệt hơn một chút bằng cách bổ sung những con số vào các công việc của mình. Ví dụ có công việc mình chỉ quản lý Facebok 5000 likes thôi, nhưng công việc khác, mình cũng quản lý Facebook nhưng tận 20,000 likes lận, phải khác nhau chứ. Ngoài ra, mình cũng chọn lọc những khía cạnh khác nhau của công việc, để tránh bị trùng lặp. Ví dụ, cùng là “communication manager” nhưng có công việc thì mình sẽ liệt kê như “plan event”, “execute marketing plan”, có công việc mình lại chọn những khía cạnh khác như “finding sponsorship” hay “managing digital media” chẳng hạn.

4. Tìm những kĩ năng cần thiết của công việc bạn đang ứng tuyển

Mục số 4 này mình dành riêng cho các bạn đang có ý định chuyển đổi nghề – là trường hợp mình gặp rất nhiều khi làm tư vấn CV. Nếu các bạn học marketing, học kế toán, học quản trị nhân sự nhưng bây giờ lại muốn làm sales thì phải làm sao, phải viết CV như thế nào đây?

Việc các bạn cần làm là, ngồi soi thật kĩ xem trong yêu cầu công việc sale đó, nhà tuyển dụng yêu cầu điều gì. Ví dụ, nhà tuyển dụng yêu cầu kĩ năng “thuyết phục khách hàng”, “làm việc theo doanh số”, thì bạn phải dựa vào đó và nên có những ý đó trong các gạch đầu dòng ở CV. Ví dụ, nếu bạn học ngành nhân sự hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự, chắc chắn bạn có kĩ năng thuyết phục và lôi kéo ứng viên, đúng không nào – hãy ghi điều đó vào CV vì nó giống sale đó. Hay ví dụ bạn làm chăm sóc khách hàng rồi, bạn có kĩ năng giao tiếp tốt qua điện thoại – thì hãy ghi điều đó vào, vì giao tiếp, thuyết phục qua điện thoại cũng là một kĩ năng mà người làm sale cần.

Vì vậy, với những bạn đang apply công việc trái ngành, đừng lo lắng quá. Có thể công việc bạn đã làm không liên quan, nhưng nếu chúng mình biết cách viết, thì vẫn có thể làm cho nó trở nên liên quan và thuyết phục nhà tuyển dụng hơn đó. Đừng viết những thứ không liên quan vào nhé. Ví dụ bạn làm sale bán thuốc, mà viết là có kinh nghiệm thiết kế bao bì sản phẩm thì không hề có liên quan rồi nè.

creative-cv-template-19-for-art-architecture-in-black-green

5. Bạn có thành tựu nào đáng kể không?

Đây cũng là một phần nhỏ thôi, đó là mục “Award” hay “Achievement” trong CV. Mình thấy có nhiều bạn thường ghi vào đây về những lần đi hiến máu nhân đạo, việc các bạn đạt GPA 8.7/10 ở trường hay tương tự thế. Mình nghĩ những thứ trên đều rất tốt, nhưng không đủ sức thuyết phục và không làm nhà tuyển dụng ấn tượng.

Nếu bạn có những Achievement cao, như kiểu giải nhất bóng bàn toàn quốc, giải nhì Giọng hát việt, học bổng toàn phần Oxford hay nói được 5 ngôn ngữ, kiểu kiểu thế, thực sự khiến bạn khác biệt và bạn nghĩ rằng khó có ứng viên nào có được giống bạn, thì hãy nên ghi vào nhé. Còn nếu thường thường quá thì đừng ghi vào nếu CV đã dài quá rồi.

creative-resume

Trên đây là một số kinh nghiệm cá nhân của mình, hi vọng sẽ giúp cho CV của các bạn ngắn gọn và gọn gàng hơn trước khi gửi đến NTD. Các bạn nhớ nhé, NTD chỉ có từ 15s – 40s để đọc lướt qua một CV thôi đó.

 

Bạn có bình luận hay câu hỏi gì không?

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Chạy bằng WordPress.com.

%d người thích bài này: