1) CV không nên dài quá 1 trang

Mình thấy một thực trạng chung là nhiều bạn giữ quan điểm CV không nên quá một trang – vì như thế nó mới gọn gàng và nhà tuyển dụng đọc lướt nhanh hơn. Thật ra quan điểm này cũng không có gì sai, nhưng đôi lúc cũng không nên cứng nhắc quá. Nếu bạn có nhiều thông tin về Working Experience để viết, thì việc CV sang trang thứ 2 cũng không có vấn đề gì. Nếu cứ bó buộc ở trong 1 trang, bạn buộc phải căn lề thật sát, chữ thật bé, cách dòng thật ít thì trông sẽ chẳng đẹp chút nào.

Vậy nên kết luận của mình là, CV 2 trang hoàn toàn ổn, nếu những thông tin bạn đưa ra không bị thừa. CV 3 trang trở lên thì đã bắt đầu lan man và luộm thuộm.

Lưu ý khi viết CV 2 trang, khi chuyển từ trang này qua trang kia, bạn cố gắng tránh bị ngắt quãng thông tin giống dưới đây nhé. 

bad_page_transition_1024x1024

2) CV phải có References

Nhiều bạn hình như chưa hiểu rõ vai trò của ‘References’, chức năng của nó và vì sao lại cần có trong CV. Nói ngắn gọn một cách cơ bản References là người tham khảo – thường viết ở cuối một CV, liệt kê những thông tin cá nhân của 1-3 người, có thể là sếp hoặc đồng nghiệp của bạn, để NTD tham khảo về bạn khi cần.

Tuy nhiên với đa số công việc trên thị trường hiện tại, phần này không quan trọng lắm. Bạn chỉ cần đưa thông tin này vào nếu NTD yêu cầu phải đưa. Và thường thì NTD cũng sẽ xin phép bạn trước, trước khi gọi điện tới những người này để tham khảo. Và thường thì 90% bạn đã được nhận rồi thì NTD mới gọi cho những người này để tham khảo thôi.

Vậy references nên ghi những ai? Như mình đã nói ở trên, có thể ghi thông tin của sếp, đồng nghiệp – ai chưa đi làm thì có thể ghi thông tin của trưởng nhóm tình nguyện, giáo viên hướng dẫn – vân vân. Và chỉ được ghi vào CV khi đã xin phép những người đó nhé. Thông tin nên có Tên đầy đủ, chức danh, email và số điện thoại. Bên dưới là ví dụ một References chuẩn:

Screen Shot 2016-01-16 at 5.38.23 PM

3) CV phải liệt kê đầy đủ và đúng thứ tự mọi công việc

CV có nên liệt kê các công việc, kinh nghiệm theo thứ tự từ gần nhất đến xa nhất không? Câu trả lời là CÓ – nếu những công việc đó liên quan đến việc bạn ứng tuyển. Câu trả lời là KHÔNG – nếu những công việc đó không đóng góp được gì cho việc thể hiện kĩ năng và kiến thức của bạn với nhà tuyển dụng.

Nếu bạn đang ứng tuyển công việc trái ngành, có thể tham khảo một cách viết khác là Skill-Based CV. Tức là sẽ dành thời gian và phần lớn diện tích CV để viết kĩ về các Skills bạn có, diễn giải các Skills đó – thay vì diễn giải Experience như thông thường.

Ví dụ đây là một template bạn có thể tham khảo. cv-template-modern-skill

4) Càng nhiều kinh nghiệm thì CV càng tốt

Có những bạn đã đi làm nhiều nơi, hoặc làm lên đến manager, chuyển qua nhiều công việc – vì vậy có rất nhiều thứ để ghi vào CV. Vấn đề là nếu bạn ghi hết cả 10 công việc bạn đã làm vào CV – thì CV có thể dài tới 6,7 trang, thật thiếu trọng tâm và lãng phí.

Vậy nên không phải cứ có nhiều kinh nghiệm thì sẽ ghi hết vào CV, hãy ghi chép một cách có chọn lọc. Chỉ cần chọn ra từ 3-5 kinh nghiệm chính, phân tích thật sau các kinh nghiệm đó thật cụ thể. Với các kinh nghiệm khác, bạn có thể đơn giải ghi Title và Công ty là đủ.

5) GPA rất quan trọng

GPA có bắt buộc phải có trong CV không? Câu trả lời là có nếu NTD yêu cầu – ví dụ như các chương trình management trainee của Unilever, vân vân. Câu trả lời là không nếu thành tích của bạn thường thường. Khi đi xin việc, NTD quan tâm nhiều hơn đến kinh nghiệm, khả năng làm việc của bạn, hơn là thành tích học tập. Thành tích học tập có thể dùng khi viết CV xin học bổng.

6) Liệt kê thật nhiều soft skills

Tương tư như Experience, không phải cái gì ăn nhiều cũng tốt. Cá nhân mình cho rằng, một CV chỉ cần khoảng từ 5-7 skills là đủ. Skills bao gồm 2 loại: Noun (danh từ) hay còn gọi là Technical Skills như Microsoft Office, Photoshop, AutoCad, etc. Verb (động từ) hay còn gọi là Personal Skills như Communicating, Advising, Instructing, Tutoring, Working in team, etc.

Để lại thông tin của bạn tại đây, nếu bạn đang cần một người hỗ trợ bạn chỉnh sửa CV: bit.ly/TuVanCaNhan

 

Bạn có bình luận hay câu hỏi gì không?

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Chạy bằng WordPress.com.

%d người thích bài này: