Trước đây mỗi khi mình cảm thấy chán nản, không hài lòng với công việc của mình, mình sẽ lên mạng giải sầu hoặc tìm kiếm tư vấn từ người thân và bạn bè. Và các bạn có biết lời khuyên hay gặp nhất là gì không “Đó là hãy vứt bỏ hết đi, tìm kiếm niềm đam mê của bản thân, biết đam mê đó thành một công việc full time và bạn sẽ sung sướng đến hết cuộc đời!”

Thành thật mà nói, ở khoảng thời gian cấp 3 khi mà mình suốt ngày bỏ học đi chơi điện tử, hay trong khoảng thời gian đại học khi mà mình đang hoang mang với lựa chọn ngành nghề mình sẽ học mình cũng băn khoăn lắm, lúc nào cũng tự hỏi “Niềm đam mê của mình là cái gì nhi?”, “Chẳng biết là mình thích cái gì trên đời này?”. Câu hỏi khó và rộng quá nên càng nghĩ càng thấy không ra, càng nghĩ càng thấy rối và càng rối thì càng cảm thấy xì trét với bản thân. Bạn đọc có bị rơi vào tình huống như mình bao giờ chưa?

Tuy nhiên, trải nghiệm kinh qua nhiều công việc khác nhau, sung sướng có, khổ có, chán cũng có, mình tự rút ra một vài kinh nghiệm cá nhân để đối phó mỗi lần cảm thấy mất hết hứng thú trong công việc. Thay vì tự hỏi những câu hỏi mang tầm vĩ mô như “Đam mê của mình là gì?”, mình tự hỏi bản thân những câu bé hơn, đơn giản hơn và dễ trả lời hơn. Những câu hỏi mình tự hỏi bản thân đó là:

1. Mình có thể làm gì cho xã hội này?

Nghe có vẻ to tát nhỉ? Nhưng nói chung chung ý của mình là “Mình có thể làm gì để giúp đỡ những người xung quanh mình thôi”? Dân gian ta có một câu là “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, không đúng ý mình định đề cập ở đây lắm, nhưng đại ý là đôi khi nghĩ đến chuyện giúp người khác như thế nào sẽ dễ hơn cả việc giúp bản thân như thế nào. Ví dụ như chuyện yêu đương chẳng hạn, bạn có thừa nhận là có khi bạn vẫn còn FA, nhưng khi đứa bạn thân vướng chuyện tình cảm thì bạn vẫn cứ tư vấn nhiệt tình như chuyên gia không? Tương tự cho việc giúp đỡ người khác trong công việc cũng vậy.

Chắc là có hàng trăm hàng nghìn thứ bạn muốn giúp, muốn đóng góp cho xã hội này nhưng quan trọng hơn là bạn có thể làm được gì trong hàng trăm hàng nghìn thứ bạn muốn đó? Để làm được những thứ có ích cho cộng đồng, bạn cần phải giỏi một kĩ năng nào đó và có kiến thức trong một lĩnh vực nào đó. Ví dụ muốn tham gia vào ‘woman trafficking’ – chống buôn bán phụ nữ thì bạn phải nắm rõ các số liệu về lĩnh vực này, bạn phải có chút khả năng ăn nói, tổ chức nếu muốn làm các event để quảng bá cho chiến dịch này chẳng hạn.

Vì vậy, điều quan trọng là bạn nên tìm hiểu kĩ về bản thân, để xem điểm mạnh của mình là gì, để phát huy, điểm yếu của mình ở đâu để khắc phục. Mình biết là khá khó để tìm hiểu được hết về bản thân, nhưng thông qua các bài test tính cách, các trải nghiệm công việc từ trước đến giờ cộng với một chút suy ngẫm, chắc chắn bạn sẽ hiểu hơn rất nhiều về bản thân thay vì chỉ ngồi và đoán thôi đó.

2. Một ngày làm việc trong mơ của mình nó như thế nào?

Cụ thể hơn câu trên, là dành thời gian suy nghĩ xem một ngày làm việc hoàn hảo theo mơ ước của bạn là như thế nào? Nếu bạn chán ghét một công việc đến từ 8h sáng, ở lại đến 5h chiều, một tuần làm 40 tiếng thì bạn mong muốn một công việc như thế nào khác? Hãy lấy một tờ giấy và liệt kê thật cụ thể những điều bạn mong muốn ở công việc, con người và môi trường làm việc?

Một ngày làm việc hoàn hảo của bạn là như thế nào? Bạn có muốn mỗi buổi sáng có một tách trà chanh sẵn sàng trên bạn làm việc? Bạn có muốn phòng tập gym ngay cạnh chỗ làm? Bạn có muốn giờ làm việc linh hoạt để bạn có thể tự do đi đâu bạn muốn trong giờ làm việc không? Bạn muốn một công việc ở lại làm thêm hay về nhà ăn cơm với vợ?

3. Bạn không muốn/thích làm gì?

Tâm lý con người thích để ý, soi mói và hứng thú hơn với những tin tiêu cực. Ví dụ đọc báo toàn tin cướp giật hiếp dâm là một ví dụ. Vậy nếu bạn khó nghĩ về thứ mình muốn và thích làm quá, thì hãy làm một cách ngược lại xem sao: “Bạn không muốn làm gì, không thích làm gì trong công việc của bạn?

Khi mình hỏi câu trên, mình không có ý muốn bảo các bạn ngồi liệt kê ra hết các công việc đã từng làm từ trước đến nay và quyết định xem bạn thích cái nào hay không thích cái nào đâu nhé. Cái quan trọng là bạn cần tập trung vào ‘values’ hay còn gọi là giá trị mà bạn được hưởng hay giá trị mà công việc đó mang lại. Ví dụ, bạn thích công việc có hướng dẫn cụ thể, có khuôn mẫu hay bạn thích công việc sáng tạo, không có khuôn phép. Bạn thích làm việc nhóm hay làm việc độc lập? Bạn thích làm các công việc về con người hay máy móc, vân vân.

Bài viết này không có nghĩa là bạn không nên tìm kiếm đam mê và theo đuổi nó. Nhưng nếu hiện thời bạn tìm mãi chưa thấy đam mê của mình, thì hãy tham khảo những câu hỏi trên, hi vọng nó sẽ giúp ích cho bạn phần nào.

Bạn có bình luận hay câu hỏi gì không?

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Chạy bằng WordPress.com.

%d người thích bài này: