Chúng ta thường đọc được rằng, mạng xã hội chả có ích lợi gì cho sức khỏe tinh thần – sự khoe khoang, tin giật gân, tin giả, vân vân và mây mây chỉ tổ làm cho chúng ta đau đầu và stress hơn. Tuy nhiên, nếu biết sử dụng mạng xã hội một cách ‘tiết chế’ và ‘chánh niệm’, thực tế là nó giúp ích được phần nào về sức khỏe tinh thần đấy các bạn.

Là một người chia sẻ rất lắm trên mạng, mọi người thường nghĩ rằng chắc mình nghiện Facebook lắm. Thực tế, ngược lại hoàn toàn. Trước đây mình rất nghiện, thường đếm likes và followers, thường kiểm tra notifications để xem ai mới bình luận vào bài viết mới – và lấy điều đó làm sự sung sướng. Khoảng 1 năm gần đây mình dùng Facebook và mạng xã hội rất khác. Mình chỉ dùng để đăng tin (mình nghĩ việc đăng tin của mình giúp các bạn đọc), và liên lạc với bạn bè khi mình thực sự muốn – chứ không phải khi có tin nhắn là nhảy vào đọc. Mình đang dùng Facebook một cách ‘tiết chế’ và ‘chánh niệm’. Cụ thể như thế này:

Đong Đếm Thời Gian Phù Hợp

Theo một nghiên cứu có tên ‘My World Survey ‘ của tổ chức The National Study of Youth Mental Health in Ireland, cho ra một ý rất thú vị đấy là: dùng mạng xã hội nhiều quá hay ít quá đều có ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe tinh thần của người trẻ.

Cụ thể, trong nghiên cứu đấy cho thấy là, những người online ít hơn 2 tiếng mỗi ngày thì ít bị trầm cảm và lo lắng hơn, nhưng đồng thời cũng nhận được ít sự hỗ trợ từ bạn bè và chất lượng các mối quan hệ cũng giảm bớt một chút. Điều này cho thấy là chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ, nếu cực đoan mà nói bỏ hoàn toàn Facebook, Instagram thì rất là không nên – việc đúng đắn hơn nên làm ở đây là tìm sự cân bằng về thời gian.

Bản thân mình làm như thế này: mình chủ động đặt ra khung thời gian lướt mạng xã hội và thời gian để lướt. Cụ thể, mình sẽ lướt mạng xã hội 15 phút khi sáng sớm mới ngủ dậy, 15 phút buổi trưa khi vừa ăn cơm xong cho tiêu cơm và 15 phút buổi tối trước khi đi ngủ. Đúng 15 phút thì tắt đi làm việc – mình coi nó như một hoạt động giải trí đơn thuần. Các khung giờ khác trong ngày, đôi khi mình vẫn vào Facebook (nhưng để đăng bài hoặc một status gì đó chứ không dành thời gian lướt Newfeed hay đọc comment) hoặc mình vẫn vào Messenger khi có ý định nhắn tin cho ai đó.

Đọc Những Gì Thật Sự Tốt Cho Não

Cũng quan trọng như việc phân chia thời gian dùng mạng xã hội, việc chúng ta đọc và làm gì trên mạng xã hội cũng quan trọng y chang.

Trên mạng xã hội có rất nhiều thứ có thể làm cho mình đau đầu mà không biết: tin tiêu cực về tình hình kinh tế chính trị, những bức ảnh cố tình hoặc vô tình khoe khoang về cuộc sống của bạn bè xung quanh, mặt xinh, body ngon, đi du lịch khắp mọi nơi – vân vân, tất cả những điều này hoàn toàn có thể trở thành điều tiêu cực cho bạn nếu bạn không biết.

Việc thường xuyên lướt qua những tin này sẽ tạo cho bạn sự lo lắng, so sánh bản thân mình với người khác, nhìn cuộc sống xung quanh dưới lăng kính tiêu cực hơn, để bản thân rơi vào trạng thấy không biết đủ – dễ bị ảnh hưởng bởi quảng cáo dẫn đến việc mua sắm vô độ hoặc có những quyết định không đúng.

Ngược lại, nếu bạn đọc những nội dung mà làm cho bạn cười, làm cho bạn có thêm động lực để làm việc, làm cho bạn tin yêu vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống này hơn – thì mạng xã hội sẽ trở thành một công cụ rất chi là hữu ích.

Vậy nên, từ bây giờ bạn hãy bắt đầu ‘tẩy rửa’ và dọn nhà cho Newfeed Facebook của mình đi. Nếu bạn cực đoan giống mình, bạn có thể dùng add-on New Feed Eraser để xóa hoàn toàn New Feed trên máy tính. Nếu bớt cực đoan hơn, bạn tập thói quen lướt New Feed một cách có chủ đích, khi thấy tin tiêu cực, hãy ấn ‘Hide’ để không đọc từ người nãy nữa. Khi thấy một người viết những điều tích cực, hãy để họ là ‘See First’ để thường xuyên thấy nội dung của họ nhiều hơn.

So Sánh Để Làm Gì

Mình muốn đi sâu hơn về chuyện so sánh này. Facebook, Instagram, Tiktok hay đa số các mạng xã hội là nơi chúng ta ‘khoe’ về những điều tốt của mình. Cá nhân mình cũng vậy, mình chỉ thường viết, up hình về những điều tốt của mình, body của mình khi đã tập gym, thành tựu mình đạt được, bộ quần áo đẹp mình mới mua, vân vân. Mình tin chắc bạn cũng vậy. Đôi khi chúng ta chia sẻ một vài thứ khiếm khuyết của chúng ta, nhưng so với việc ‘khoe’ những điều tốt thì vẫn còn một trời một vực.

Tuy nhiên, một người đạt học bổng này kia, body 6 múi này nọ, mặc những bộ đồ rất đẹp chụp những shot hình rất lung linh trên mạng xã hội – không có nghĩa là họ không có những vấn đề ở phía sau. Vì thế, bạn có thể đọc, xem, nghe từ tất cả mọi người trên mạng xã hội để tham khảo, phấn đấu – nhưng đừng để bản thân rơi vào trạng thái tự ti, không vui, thấy không đủ khi mình không đạt được những thứ giống như bạn thấy trên mạng. Đừng so sánh với ai cả, hãy so sánh với chính bản thân mình ngày hôm qua, xem mình đã tốt hơn chưa.

Ví dụ, mình thích anh Trương Thành Long, một stylist và người mẫu vì body ảnh rất đẹp – mình muốn có body đẹp như ảnh. Mình đã tập gym hơn 6 tháng và vẫn chưa bằng một nửa ảnh đâu – nhưng mình vẫn tự hào về bản thân mình. Mình thấy bản thân mình có sự thay đổi rõ rệt sau vài tháng qua, và chắc chắn nếu mình duy trì thì mình sẽ tiếp tục tiến bộ hơn nữa. Vậy nên, có idol là tốt – và hãy để idol đóng đúng vai trò tốt đó thôi.

Yêu Hay Ghét, Mạng Xã Hội Vẫn Sẽ Ở Đó

Bạn không thể phủ nhận rằng, dù bạn có ghét Facebook đến đâu, nó cũng đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống này. Việc cần làm lúc này là, mỗi khi chúng ta mở Facebook lên, chúng ta ý thức được rằng cái hình này tạo cảm giác tích cực cho ta, cái status kia tạo cảm giác tiêu cực cho ta – từ đó ta chọn điều chỉnh theo ý thích của mình. Hãy để Facebook là một công cụ, chúng ta là người kiểm soát nó, đừng để nó kiểm soát bạn. Nếu bạn đang lướt Facebook Watch, xem hết video này đến video kia một cách vô thức, Facebook đang kiểm soát bạn rồi.

Chúc các bạn dùng Facebook thật tích cực.

Các bài viết khác của Tuấn Anh: https://anhtuanle.com/articles/

Podcast của Tuấn Anh: https://anchor.fm/le-tuan-anh

Vlog của Tuấn Anh: https://www.youtube.com/channel/UCyu0PYB-Mjwfz8tfQH4owlw/

Bạn có bình luận hay câu hỏi gì không?

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Chạy bằng WordPress.com.

%d người thích bài này: