Có 2 con đường để bạn theo đuổi khi đi làm: trở thành người Tổng Quát biết nhiều và biết rộng, hoặc trở thành người Chuyên Sâu tập trung nghiên cứu một lĩnh vực. Tuỳ thuộc vào sở thích, sở trường và việc học hành, bạn có thể xác định được mình thuộc kiểu người nào và độ ‘hot’ của bạn ngoài thị trường lao động. Bài viết này hướng dẫn bạn cách phân biệt hai kiểu người tổng quát và chuyên sâu, từ đó giúp bạn xác định xem mình muốn theo đuổi con đường nào nhé.

Người Tổng Quát là gì?

Người Tổng Quát là người có kiến thức rộng ở nhiều lĩnh vực, thích và hứng thú với nhiều sở thích, chủ đề khác nhau. Những người có khả năng lãnh đạo tốt có thể là người tổng quát, vì họ cần quản lý nhiều đầu việc, nhiều phòng ban chức năng khác nhau. Người tổng quát thường biết nhiều nhóm ngành nhỏ khác nhau trong một nhóm ngành lớn. Ví dụ, một người làm Marketing có thể là người tổng quát vì cần biết nhiều kiến thức thị trường ở các ngành hàng khác nhau.

Người Chuyên Sâu là gì?

Người Chuyên Sâu là người chỉ hứng thú và dành nhiều sự tập trung nghiên cứu một số mảng nhất định. Thay vì biết rộng, những người này chọn biết sâu về một lĩnh vực. Các công ty có thể thuê người chuyên sâu để phát triển một mảng chuyên môn nào đó trong công ty. Ví dụ, Tuấn Anh làm việc tại TopCV ở mảng hướng nghiệp. Ví dụ khác, một người chuyên sâu học nhân sự có thể chọn tập trung vào mảng C&B, đào tạo, hoặc tuyển dụng thay vì học rộng tất cả các mảng trong nhân sự.

Con đường phát triển

Công ty hay công việc nào cũng cần có cả người tổng quát và người chuyên sâu. Hai kiểu người này kết hợp lại với nhau giúp tăng hiệu quả làm việc lên. Tuy nhiên, con đường phát triển của hai kiểu người này khác nhau đôi chút:

Về kiến thức

Người chuyên sâu chọn tập trung phát triển kiến thức ở một số mảng nhất định, trong khi người tổng quát thích học nhiều lĩnh vực hơn. Một người theo hướng chuyên sâu tập trung thời gian và năng lượng cập nhật các tin tức, kiến thức mới nhất ở mảng mà họ theo đuổi. Trong khi đó, người tổng quát dành thêm thời gian để học thêm các mảng khác. Ví dụ, một người tổng quát làm Content có thể học thêm SEO, Digital Marketing, Thiết kế để bổ trợ. Trong khi đó người chuyên sâu làm Content chỉ tập trung học kỹ thuật viết sao cho tốt.

Về độ ‘hot’ trên thị trường lao động

Các công ty vừa và nhỏ có thể chuộng kiểu người tổng quát hơn vì người tổng quát có thể làm đa nhiệm nhiều công việc hơn. Ví dụ, một công ty nhỏ 10 nhân sự có thể tuyển 1 người vừa làm tuyển dụng, đào tạo, admin. Trong khi đó, các công ty tập đoàn to có thể ưa chuộng những người chuyên môn hoá trong một mảng nào đó. Nói vậy không có nghĩa là bạn là người tổng quát thì chỉ làm được công ty nhỏ, chuyên sâu thì chỉ làm được công ty to. Tính cách nào cũng có thể làm được ở cả công ty to và nhỏ. Điều bạn cần làm là phân biệt xem với tính cách như vậy thì lộ trình phát triển của mình ở một công ty có thể đến mức độ nào.

Lộ trình phát triển và kỹ năng chuyển đổi

Những công ty đang thay đổi nhanh về chiến lược hoặc sản phẩm có thể tìm kiếm được những người chuyên sâu để phát triển những ý tưởng mới. Người chuyên sâu tập trung vào việc phát triển chuyên môn, ví dụ đầu tiên có cử nhân, sau đó lên thạc sĩ, học thêm các bằng cấp chuyên môn khác hoặc học lên đến tiến sĩ. Trong khi đó người tổng quát phát triển theo hướng có nhiều kiến thức mới và nâng cao kỹ năng quản lý theo từng năm.

Người tổng quát có nhiều kiến thức ở nhiều ngành, vì vậy dễ dàng hơn trong việc chuyển đổi từ ngành này sang ngành kia. Một người có tư duy khách hàng tốt, giao tiếp tốt kèm một số kỹ năng mềm khác hoàn toàn có thể chuyển đổi rất nhiều ngành. Trong khi đó, người chuyên môn tập trung hơn ở mảng của họ. Ví dụ một người tổng quát có thể vừa làm Marketing, vừa kinh doanh riêng, chán chán nhảy sang du lịch, nhà hàng. Người chuyên sâu như trong các ngành Luật, Y thì khó chuyển sang mảng khác hơn.

Tốt và Chưa Tốt của Người Tổng Quát

Mỗi kiểu người đều có cái hay và dở. Mình không khuyên bạn nên trở thành kiểu người nào mà nên dành thời gian xác định xem mình thuộc kiểu người nào, môi trường làm việc và công việc mình đang theo đuổi có phù hợp với kiểu người của mình không.

Với một người tổng quát, bạn có những điểm mạnh như:

  • Khả năng làm việc và kết nối với nhiều kiểu người khác nhau. Vì thế đi làm ở những công ty có nhiều kiểu tính cách, nhiều phòng ban, bạn không gặp nhiều khó khăn trong việc hoà nhập.
  • Sự linh hoạt trong nghề nghiệp. Như đã nói ở trên, người tổng quát có thể linh hoạt đổi từ lĩnh vực này sang lĩnh vực kia mà không gặp nhiều khó khăn. Điều này đặc biệt có lợi khi hiện nay Covid-19 làm cho thị trường lao động thay đổi rất nhanh và khó đoán trước.

Đối nghịch với điểm mạnh, người tổng quát có thể gặp một số vấn đề như:

  • Hoang mang không biết mình thích/giỏi gì. Vì cái gì cũng biết một tí, những người tổng quát dễ bị so sánh với bạn bè, những người giỏi hơn và cảm thấy hoang mang. Tuy nhiên như phân tích từ đầu bài đến nay, có rất nhiều công việc cần người mỗi thứ biết một chút.
  • Dễ bị thay thế hơn trong thị trường lao động. Trong thị trường lao động hiện nay, tìm một người chuyên sâu khó hơn tìm một người tổng quát. Vì vậy người tổng quát có nhiều nguy cơ hơn trong việc bị đào thải nếu không thường xuyên cập nhật kiến thức mới.
  • Mệt mỏi. Vì biết nhiều việc nên người tổng quát dễ phải ôm đồm nhiều việc, dẫn đến mệt mỏi cả về tinh thần lẫn thể chất.

Tốt và Chưa Tốt của Người Chuyên Sâu

Một số điểm tốt bao gồm:

  • Thu nhập khá tốt nếu bạn sở hữu nhiều bằng cấp chuyên môn.
  • Ít cạnh tranh. Vì không phải ai cũng giỏi chuyên môn sâu ở một mảng nào đó nên chắc chắn ít cạnh tranh hơn.

Một số điểm nguy cơ bao gồm:

  • Dễ trở nên lỗi thời nếu không cập nhật kiến thức mới. Ví dụ một giáo viên giỏi hiện nay nếu không biết một chút về công nghệ sẽ khó hoà nhập được.
  • Khó thích nghi. Vì người chuyên sâu chỉ tập trung kiến thức ở một lĩnh vực nào đó, khi có sự thay đổi hoặc nghề của họ bị ảnh hưởng, khó hơn cho người này trong việc nhảy sang lĩnh vực khác.

Bạn nên trở thành người Tổng quát hay Chuyên sâu?

Dưới đây là một số bước giúp bạn quyết định xem mình thuộc kiểu người nào:

1. Phân tích những lĩnh vực bạn thích. Nếu bạn đang biết mình thích gì, thử cân nhắc xem bạn có muốn chọn một ngách nhỏ trong lĩnh vực đó hay không. Ví dụ bạn muốn làm tổng quát nhân sự hay chỉ muốn tập trung vào đào tạo, tuyển dụng, C&B. Bạn muốn làm tổng quát Marketing hay chỉ muốn tập trung vào Digital, sự kiện hay copywriter?

2/ Đo đếm độ cam kết của bạn. Sau khi đã chọn được ngách ở trên, thử cân nhắc xem liệu trong nhiều năm tiếp theo bạn có còn hứng thú với lĩnh vực đó hay không. Để tập trung chuyên sâu cho một lĩnh vực đòi hỏi sự cam kết rất lớn, đặc biệt là khi chúng ta đang sống trong thị trường nghề nghiệp nhiều cơ hội dễ dàng hiện nay. Ví dụ, Tuấn Anh tập trung vào hướng nghiệp dù rằng thích rất nhiều lĩnh vực khác nhau như nhân sự, tâm lý, giảng dạy.

3/ Bạn thích giá trị sâu hay rộng. Phụ thuộc vào hệ giá trị bạn theo đuổi, bạn thích học sâu và kỹ ở một lĩnh vực hay học rộng nhiều thứ khác nhau.

Chúc các bạn thành công.

Nếu bạn đang có những băn khoăn về con đường nghề nghiệp hoặc gặp vấn đề trong việc tìm việc, bạn có thể đăng ký tư vấn cùng Tuấn Anh tại: https://anhtuanle.com/tuvan/.

Bạn có bình luận hay câu hỏi gì không?

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Chạy bằng WordPress.com.

%d người thích bài này: