LinkedIn đang là một kênh rất tốt ở Việt Nam hiện nay cho bạn nào muốn xây dựng các mối quan hệ chuyên nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm, hoặc dành cho các bạn dân nhân sự muốn tìm ứng viên tốt. Một phần công việc Tuấn Anh đang làm là đào tạo thương hiệu cá nhân + LinkedIn cho sinh viên và quản lý cấp cao các doanh nghiệp, vì vậy hôm nay Tuấn Anh viết bài này chia sẻ đến bạn đọc một số tips để xây dựng một hồ sơ LinkedIn tốt giống như một số CEO xịn xò trên thế giới (nói một số vì không phải CEO nào cũng chơi mạng xã hội và có LinkedIn – việc này hoàn toàn bình thường).

LinkedIn có thể mang đến cơ hội tốt hơn cho bạn như thế nào?

1/ Ví dụ 01: bạn đi tham gia một hội thảo, sự kiện và gặp được một số người rất hay ho. Những người hay ho này cũng rất ấn tượng về bạn. Họ về nhà lên LinkedIn tìm tên bạn và thấy những thông tin liên quan đến lịch sử làm việc, kỹ năng bạn có. Họ thấy những gì bạn có phù hợp với những gì công ty họ đang cần, họ mời bạn đến với công ty.

2/ Ví dụ 02: tạo một tài khoản LinkedIn, chăm chút hồ sơ giống như việc bạn có một khoản đầu tư thụ động, không cần làm gì mà vẫn có thể có thêm giá trị. Trên LinkedIn có rất nhiều nhà tuyển dụng, headhunter. Công việc của họ là tìm kiếm những ứng viên phù hợp cho công ty hoặc đối tác. Nếu LinkedIn của bạn được chăm chút, tỉ lệ được tìm thấy trong mắt nhà tuyển dụng sẽ cao hơn rất nhiều.

3/ Ví dụ 03: có thể bạn đang không cần tìm việc, LinkedIn sẽ giúp bạn xây dựng được các mối quan hệ. Bản chất những người sử dụng LinkedIn có mặt bằng học thức tốt hơn Facebook và Tiktok hiện tại (không nói tất cả mà làm cảm nhận chung), trên LinkedIn cũng có nhiều người làm cấp quản lý ở các kiểu công ty khác nhau, bạn có thể dành thời gian kết nối, xây dựng mối quan hệ dễ dàng online mà không cần phải đi sự kiện này kia.

Làm sao để LinkedIn xịn xò hơn?

Có nhiều phương pháp, cách thức để tối ưu hoá LinkedIn của bạn. Dưới đây là một số việc cơ bản bạn cần phải làm:

1/ Có một tấm hình chuyên nghiệp.

Điều đầu tiên vì LinkedIn là một môi trường chuyên nghiệp, một tấm hình chuyên nghiệp từ bạn sẽ thu hút hơn một tấm hình thẻ hoặc một tấm hình selfie. Hình chuyên nghiệp là hình rõ mặt bạn, trang phục chuyên nghiệp, có nền trung tính. Ví dụ như bên dưới. Hiện nay có nhiều nơi chụp ảnh chuyên nghiệp, giá chỉ tầm 200 – 500K là có một bộ.

2/ Sửa lại LinkedIn cho đúng mục đích và đúng đối tượng.

Ví dụ khi mình tư vấn cho các anh chị quản lý cấp cao, CEO, mình chia sẻ rằng một người quản lý đang tìm kiếm nhà đầu tư, đối tác doanh nghiệp sẽ sử dụng LinkedIn khác với một nhà quản lý đang tìm ứng viên hoặc muốn gây ấn tượng tối với báo chí.

Tương tự, bạn là một người đi làm bình thường, có thể đang cần sử dụng LinkedIn để xây dựng thương hiệu cá nhân (thường là dân nhân sự), hay tìm việc, tìm ứng viên. Tuỳ theo mỗi mục đích và nội dung, tông giọng, độ ngắn dài, hình ảnh cần có sự điều chỉnh khác nhau.

LinkedIn khuyến khích bạn ngoài viết có thể đăng thêm hình ảnh, video, slide, bài báo – các kiểu nội dung này có thể làm cho hồ sơ của bạn phong phú hơn, vì vậy nên tận dụng.

3/ Đầu tư viết phần Summary thật tốt.

Hãy tưởng tượng phần Summary/About ở đầu LinkedIn giống như một phần tóm tắt sách ở trang bìa. Trước khi mua sách, chúng ta thường đọc tóm tắt xem có hấp dẫn hay không. Vậy phần đầu của LinkedIn cũng có chức năng như vậy. Đây là nơi bạn nhấn mạnh những thành tích, mục tiêu, kể những câu chuyện để thu hút người xem. Trong phần này, bạn nên có các thông tin liên quan đến bản thân, mục tiêu khi sử dụng LinkedIn.

Ví dụ bạn là một nhà quản lý đang muốn xây dựng thương hiệu cá nhân, bạn có thể tóm tắt những bài phỏng vấn bạn đã có, nhấn mạnh một số kĩ năng thế mạnh. Nếu bạn đã từng đi chia sẻ ở đâu, tóm tắt về chủ đề chia sẻ tại đây.

Một lần nữa Tuấn Anh nhấn mạnh rằng ngoài viết LinkedIn còn có thể để kèm hình ảnh, video, bạn nhớ có phần này. Cuối cùng, cần có thông tin liên lạc của bạn, có thể là email, số điện thoại hoặc bất cứ kênh thông tin nào bạn thấy thoải mái.

4/ Viết kỹ các gạch đầu dòng công việc gần nhất hoặc quan trọng nhất

Một số bạn tạo LinkedIn chỉ để tên công ty, công việc mà bỏ quên mất các gạch đầu dòng. Như vậy là bạn đã bỏ lỡ mất cơ hội để chia sẻ về những kỹ năng và thành tựu của bạn rồi.

Bạn không cần viết dài như sớ mô tả tất tật các việc đã làm. Ngắn gọn súc tích. Giải thích công ty đó làm gì (nếu là công ty nhỏ) và bạn đã làm thế nào để giúp công ty đạt được mục tiêu. Bạn có thể tham khảo một số profile LinkedIn của các Shark chương trình Shark Tank bên Mỹ:

Ở Việt Nam thfi có một số Shark:

  • Shark Bình
  • Shark Linh (bạn kéo xuống dưới profile Shark Linh sẽ gặp nhiều nhân vật máu mặt của Việt Nam).

Một vài ví dụ Profile LinkedIn tham khảo

Bạn có bình luận hay câu hỏi gì không?

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Chạy bằng WordPress.com.

%d người thích bài này: