Vì công việc hàng ngày quá bận hoặc vì quá đam mê công việc đang làm đều có thể dẫn tới việc chúng ta bỏ quên mất cuộc sống cá nhân. Khi ranh giới công việc và cuộc sống cá nhân bị xoá nhoà, rất có khả năng dẫn tới những vấn đề như mất động lực đi làm, mệt mỏi, không vui cả trong công việc lẫn cuộc sống cá nhân.

Chính vì việc không có ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân, bạn nhiều khả năng rơi vào trường hợp là hết giờ làm việc về đến nhà hoặc vào cuối tuần vẫn phải giải quyết công việc. Nhiều người cho rằng việc làm thêm giờ như vậy là tốt, có ích cho công ty, tuy nhiên cũng về lâu về dài việc “bỏ quên” bản thân chắc chắn chỉ mang lại những vấn đề.

Để có được một sức khoẻ công việc tốt và sức khoẻ tinh thần trong đời sống cá nhân cũng tốt, mình cần rèn luyện thói quen tập trung đúng việc vào đúng thời điểm. Giờ làm việc để làm việc, giờ cá nhân dành cho việc cá nhân. Để tạo được sự tập trung rạch ròi này, mình gợi ý các bạn một số cách thức.

1/ Xác định giá trị công việc bạn hướng tới

Bởi vì rất có khả năng tâm trạng của bạn ở chỗ làm sẽ ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng của bạn khi về nhà, giải pháp cần có là tìm một công việc có giá trị giống những giá trị cá nhân của bạn. Việc giá trị của bản thân và giá trị của công ty trùng khớp nhau khiến cho chúng mình cảm thấy thuộc về hơn, được trân trọng hơn và hạnh phúc hơn khi đi làm. Ví dụ, bạn là người sáng tạo, bạn sẽ muốn tìm một nơi làm việc cho phép bạn được tự do chia sẻ những ý tưởng của mình. Biết được điều này, khi đi tìm việc bạn sẽ có những tiêu chí riêng để chọn công ty và chọn sếp phù hợp với điều trên.

Theo một nghiên cứu của Indeed, cảm giác thuộc về tổ chức, tin tưởng tổ chức là một trong những động lực lớn giúp tăng trưởng động lực làm việc. Việc cần làm của bạn ngay bây giờ là suy nghĩ xem giá trị công việc mình là gì, ở tổ chức hiện tại của mình có những giá trị gì, nếu đang tìm việc thì cần trò chuyện rõ với doanh nghiệp những giá trị của bạn, nếu đang làm việc thì suy nghĩ xem có cách nào để hài hoà được giá trị của bản thân và giá trị của công ty hay không.

Bạn đọc bài viết này để xác định thêm giá trị nghề nghiệp của bản thân.

2/ Thành công với bạn được định nghĩa như thế nào?

Mỗi người có một định nghĩa riêng về thành công. Xã hội đang cho chúng ta thấy rằng thành công là làm chức vụ to, lương cao, nhưng có chắc là thành công chỉ xoay quanh những điều đó? Có những kiểu thành công khác như có nhiều thời gian cho bản thân, được làm công việc có ý nghĩa với xã hội hoặc là sống một cuộc sống hạnh phúc.

Bạn hãy bắt đầu suy nghĩ về thành công theo hướng điều gì sẽ làm cho đời sống tinh thần của mình trở nên tốt hơn? Có phải nhiều tiền thì mình sẽ vui hơn không? Hay là nhiều thời gian cho bản thân thì mình vui hơn? Hay là có cơ hội được học cái mới, có người lắng nghe thấu hiểu thì sẽ khiến mình vui hơn?

3/ Đặt ra ranh giới

Vấn đề lớn nhất khiến cho chúng ta bị stress đến từ việc chúng ta chưa có ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Bạn cần phải có những ranh giới riêng của bản thân về thời gian làm việc. Ví dụ khoảng thời gian nào trong ngày thì bạn sẽ không kiểm tra email và không trả lời tin nhắn? Một tuần hoặc một tháng bạn có thể làm tối đa OT bao nhiêu thời gian?

Khi đã có ranh giới này, bạn cần trò chuyện thẳng thắn với sếp. Ai cũng có công việc và đời sống cá nhân, công ty và sếp sẽ hiểu điều này để không làm khó thời gian của bạn. Đương nhiên có những công việc có đặc thù làm nhiều thời gian hơn các công việc khác, đây cũng là tiêu chí bạn cần suy nghĩ khi lựa chọn công việc cho bản thân.

Ví dụ, ranh giới của Tuấn Anh là không trả lời email sau 9 giờ tối và hạn chế tối đa việc phải làm việc cuối tuần. Vì vậy, các công việc bên lĩnh vực tổ chức sự kiện (thường làm thêm giờ) tuy rất hấp dẫn nhưng mình sẽ không lựa chọn vì không phù hợp với quỹ thời gian của bản thân.

4/ Bổ sung những việc bạn thích vào lịch

Nếu thời gian và tâm trí của bạn 24/7 xoay quanh công việc, đây là lúc bạn cần thay đổi một chút. Hãy suy nghĩ xem ngoài công việc, điều gì làm bạn cảm thấy có hứng thú: đạp xe, chạy bộ, chơi thể thao, đi xem show hay làm gì khác? Trong một tuần, hãy cố gắng đặt lịch và khoá lịch cho hoạt động này. Hãy nghiêm túc xem việc dành thời gian cho bản thân này cũng quan trọng như việc đặt lịch hẹn đối tác, tức là bạn sẽ nghiêm túc có mặt đúng giờ và hạn chế huỷ lịch hẹn.

5/ Chăm sóc bản thân

Nếu bạn đang bí ý tưởng về việc chăm sóc bản thân như thế nào cho đúng cách thì đây là một số hoạt động mình gợi ý:

  • Tập thể dục khoảng 150 phút mỗi tuần, các hoạt động càng ở ngoài thiên nhiên thì càng tốt.
  • Tập thở, thiền hoặc các hoạt động tương tự như Yoga. Bạn có thể bắt đầu bằng một vài phút mỗi ngày, sau đó tăng dần.
  • Ngủ nhiều hơn nếu bạn đang thuộc nhóm ngủ ít.

Khi bạn stress, chắc chắn bạn không làm việc tốt. Bạn có thể cố gắng vượt qua khoảng thời gian ngắn hạn để cố làm xong việc, nhưng về lâu dài bạn sẽ gục. Vì vậy, đừng quên dành sự chú tâm, thời gian cho việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần. Bản thân mỗi người có thể tự tạo những hoạt động chăm sóc bản thân và có thể đề xuất lên công ty những hoạt động để hỗ trợ mình.

___

Nếu bạn đang băn khoăn với những vấn đề nghề nghiệp, bạn có thể đặt lịch tư vấn hướng nghiệp cùng Tuấn Anh tại đây.

Bạn có bình luận hay câu hỏi gì không?

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Chạy bằng WordPress.com.

%d người thích bài này: