Mỗi khi bạn cần đưa ra một quyết định nghề nghiệp như nên nghỉ việc hay làm tiếp, nên đổi công việc khác hay không, vân vân – Giá trị nghề nghiệp là một yếu tố rất quan trọng đóng góp vào việc ra quyết định. Giá trị nghề nghiệp còn giúp cho bạn biết rõ điều gì là quan trọng trong công việc, và giá trị của mình hợp với giá trị cốt lõi của công ty như thế nào?

Bạn Muốn Điều Gì Từ Công Việc Hiện Tại?

Mỗi người mong muốn một điều khác nhau tại công việc. Người thì muốn lương cao, người thì muốn sự ổn định, kẻ muốn giờ làm việc linh hoàn, người muốn sự độc lập. Chắc chắn nhiều người trong chúng ta thích sự thăng tiến và cơ hội nghề nghiệp rộng mở.

Giá trị nghề nghiệp của mỗi người khác nhau, điều này quan trọng với bạn, nhưng chưa chắc đã quan trọng với đồng nghiệp của bạn. Chính vì vậy việc hiểu rõ giá trị nghề nghiệp của mình và đồng nghiệp của mình sẽ vừa giúp bạn phát triển sự nghiệp tại công việc hiện tại, vừa giúp bạn hiểu hơn về các phòng ban làm việc cùng.

Hạnh Phúc Nghề Nghiệp

Nhiều chuyên gia hướng nghiệp tin rằng, Giá trị nghề nghiệp là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự hạnh phúc khi đi làm của chúng ta. Khi chúng ta tìm ra giá trị bản thân theo đuổi và làm việc ở đúng nơi nuôi dưỡng giá trị đó, chúng ta sẽ bỏ thêm nhiều thời gian và công sức để đầu tư vào công việc hơn.

Tìm Giá Trị Nghề Nghiệp Của Bạn

Cách 1: Danh sách các giá trị nghề nghiệp

Một cách để tìm ra giá trị nghề nghiệp của bạn là xem danh sách bên dưới, tự chấm điểm từ 1 đến 10 cho mỗi giá trị xem nó quan trọng với bạn tới đâu. Sau khi chấm điểm, bạn chọn ra 6-10 giá trị mà bạn thấy quan trọng nhất với bản thân mình.

Sau khi đã có những giá trị của bản thân, bạn so sánh với bộ giá trị của công ty xem các giá trị của bản thân đang gắn kết thế nào với giá trị của công ty.

  • Adventure – Phiêu lưu
  • Autonomy – Sự tự chủ
  • Avoiding stress – Ít căng thẳng
  • Building things – Xây dựng mọi thứ
  • Casual work environment – Môi trường làm việc thoải mái
  • Challenge – Công việc nhiều thử thách
  • Changing the world – Góp phần thay đổi thế giới
  • Collaborating with others – Làm việc cùng người khác
  • Competition – Môi trường làm việc nhiều cuộc thi
  • Creating new things – Tạo những thứ mới
  • Creativity – Sự sáng tạo
  • Diversity – Sự đa dạng
  • Employee benefits – Phúc lợi nhân viên
  • Exposure to beauty – Tiếp xúc với cái đẹp
  • Fast pace – Nhịp độ nhanh
  • Fun – Vui vẻ
  • Helping others – Giúp đỡ người khác
  • High income – Thu nhập cao
  • High level of interaction with people – Tương tác nhiều với người khác
  • Income-based on productivity – Thu nhập dựa trên năng suất
  • Influencing others – Gây ảnh hưởng đến người khác
  • Intellectually demanding work – Công việc đòi hỏi trí tuệ cao
  • Job security – Sự an toàn trong công việc
  • Location – Địa điểm làm việc
  • Moral/spiritual fulfillment – Đạo đức, tử tế
  • Opportunity for advancement – Cơ hội thăng tiến
  • Opportunity to lead – Cơ hội lãnh đạo
  • Opportunity to learn new things – Cơ hội học hỏi những điều mới
  • Outlet for creativity – Cơ hội cho sự sáng tạo
  • Physical activity – Nhiều hoạt động thể chất
  • Pleasant work environment – Môi trường làm việc dễ chịu
  • Power – Có quyền lực
  • Prestige – Có uy tiến
  • Recognition – Sự công nhận
  • Risk-taking – Nhiều rủi ro
  • Routine work – Công việc lặp lại
  • Seeing tangible results from work completed – Thấy được kết quả hữu hình khi hoàn thành công việc
  • Sharing ideas or information – Chia sẻ ý tưởng hoặc thông tin
  • Solving problems – Giải quyết vấn đề
  • Status as an expert – Được làm chuyên gia
  • Structure – Có cấu trúc tốt
  • Supportive management – Ban lãnh đạo hỗ trợ
  • Team membership – Các thành viên trong nhóm nhiệt tình
  • Time freedom – Thời gian tự do
  • Travel – Được di chuyển nhiều
  • Variety of tasks – Công việc đa dạng
  • Work/life balance – Cân bằng cuộc sống và công việc
  • Working alone – Làm việc một mình
  • Working outside – Làm việc ngoài trời

Cách 2: Làm một số bài Test

Cách 3: Gặp gỡ chuyên viên tư vấn hướng nghiệp

Tham gia một buổi tư vấn hướng nghiệp cùng chuyên gia để được ngồi kể lể, trò chuyện – từ đó chuyên gia sẽ giúp bạn định hình lại các giá trị nghề nghiệp cũng là một cách khác. Bạn có thể đăng ký trò chuyện cùng Tuấn Anh theo hình thức online hoặc offline tại đây https://anhtuanle.com/tuvan

Các bài viết khác của Tuấn Anh: https://anhtuanle.com/articles/

Một số bài viết liên quan đến giá trị nghề nghiệp:

❤️ ĐỂ TRÒ CHUYỆN THÊM VỀ HƯỚNG NGHIỆP:

9 bình luận cho “Giá Trị Nghề Nghiệp Của Mình Trong Công Việc Là Gì?”

  1. […] 6/ Giá trị công việc: đây là một điều quan trọng và khó tưởng tượng nhất. Mỗi công việc đều hướng đến những giá trị khác nhau. Bạn nên phân biệt giữa giá trị cốt lõi sâu xa mà công ty thường rao giảng và giá trị thực tế. Ví dụ có nhiều công ty rao giảng về giá trị đóng góp phục vụ cộng đồng, nhưng thực tế giá trị thật là làm sao bán được càng nhiều doanh thu càng tốt. Không có gì sai nếu công ty muốn tăng doanh thu, tuy nhiên việc nhìn rõ vào giá trị công việc sẽ giúp bạn có động lực làm việc hơn. Một doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm và có những giá trị phù hợp với giá trị sống của bạn là doanh nghiệp khiến bạn hạnh phúc hơn. Bạn có thể tìm hiểu về giá trị sống của bản thân tại đây. […]

    Thích

Bạn có bình luận hay câu hỏi gì không?

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Chạy bằng WordPress.com.