diem-manh-anhtuanle

“What Are Your Greatest Strengths?”

Vâng, với các anh chị em đã đi phỏng vấn vài chỗ rồi thì chắc sẽ quen thuộc với câu hỏi này đúng không ạ? Với các em khác chưa đi phỏng vấn bao giờ, chúc mừng các em đã biết thêm một câu mà 90% buổi phỏng vấn nào em cũng sẽ bị hỏi.

Cũng như mọi câu hỏi khác khi phỏng vấn, chúng ta bị bí không biết trả lời câu này như nào? Liệt kê ra bao nhiêu ‘strengths’ thì đủ. Nên trả lời dài bao lâu. Liệu chém gió quá đà có bị coi là tự tin quá không? Nhưng lỡ không đưa ra các điểm mạnh hay ho thì nhà tuyển dụng lại không ấn tượng thì sao?

Không lo, đã có cách cho mấy bạn đây. Thật ra khi hỏi câu này, nhà tuyển dụng không quan tâm lắm đến bạn sẽ nói strengths gì đâu (đương nhiên là đừng nói cái gì lệch lạc công việc quá). Cái nhà tuyển dụng quan tâm nhiều hơn là cái ‘strengths’ đó của bạn ở mức độ nào, bạn đã ứng dụng như thế nào trong cuộc sống hoặc công việc trước, và bạn định ứng dụng như thế nào cho công việc mà bạn ứng tuyển.

Thế nên ví dụ bạn mà trả lời kiểu: “I have good communication skills” hay “I work very well in a team” thì nó chẳng có ý nghĩa gì cả. Bạn nào mà chẳng có thể đưa ra câu trả lời tương tự giống bạn đúng không? Thế nên để khác biệt được thì bạn phải đưa ra câu chuyện cá nhân của bản thân.

Để giúp các bạn có một câu trả lời trơn tru và logic hơn, mình đã đi ngâm cứu và tìm ra được một phương pháp có tên là “Past-Present-Future”, một phương pháp rất quen thuộc nếu bạn hay đọc blog của mình, vì nó cũng có thể sử dụng được khi “Tell me about yourself”.

Phương pháp này yêu cầu bạn phải chuẩn bị trước từ nhà, dành ra khoảng 30 phút để tự ngâm cứu theo các bước dưới đây.

1. Lục lọi quá khứ

Ở các công việc trước đây hay các hoạt động ngoại khóa bạn đã làm, bạn giỏi nhất ở mảng nào? Kĩ năng nào mà bạn rất tự tin vào bản thân và hay dùng hằng ngày? Sự kiện/project nào trong quá khứ khiến bạn tự hào và muốn khoe nhất?

2. Điểm lại hiện tại

Bạn bè và người thân hay nhờ bạn làm gì? Gần đây nhất bạn được khen nhờ kĩ năng gì? Hoạt động nào/ công việc nào mà bạn thích làm trong thời gian gần đây?

(Nếu muốn biết người thân đánh giá như thế nào về chúng ta, bạn có thể thử làm bài test 360 Interview theo hướng dẫn ở bài viết này).

3. Hướng đến tương lai

Nếu bạn được chọn một công việc bất kì, bạn sẽ chọn công việc nào? Một ngày làm việc trong mơ của bạn sẽ diễn ra ra sao?

Ví dụ mình mở Word ra và tự trả lời cho các câu hỏi trên của mình nhé.

cats

Để trả lời các câu hỏi trên, bạn hiền có thể viết một cách nghiêm túc như mình hoặc kiếm một cái bút và một tờ giấy vẽ vời theo cách của bạn.


Bạn đã làm theo bài tập ở trên chưa?

Bây giờ bạn hiền nhìn lại bài tập trên, nhìn lại phần Skills trong CV và nhớ lại những câu trả lời của bản thân khi nói về điểm mạnh nhé. Đã có bao giờ bạn dùng các cụm từ như ‘good at number’, ‘creative’, ‘leadership’ hay ‘communication’ chưa? Những từ trên không phải là không hay, không phải là skills không tốt, nhưng vấn đề ở đây là nó quá chung chung. Ai cũng có thể viết vào CV và nói điểm mạnh của bản thân là communication được cả.

Để khắc phục vấn đề này thì trước khi viết Skills hoặc nói về điểm mạnh, bạn phải cố gắng đào sâu hơn nữa. Lấy ‘Communication’ làm ví dụ nhé, có rất nhiều thứ nằm bên dưới Communication. Listening cũng là Communication. Persuading cũng là Communication. Negotiating cũng có thể tính là Communication. Mà có người lại Communication rất tốt trên chữ (như mình), nhưng có người lại rất hoạt ngôn. Vậy nên bạn phải cụ thể ra hen. Bạn hiền có thể tham khảo thêm cái Skills Lists này, rất nhiều Skills hay ho và cụ thể cho bạn chọn.

Vấn đề tiếp theo mình thấy các bạn hay thắc mắc là không biết nói thế nào để skills liên quan đến công việc.

Để trả lời câu hỏi “Điểm mạnh của em là gì?” – bạn có thể đưa ra 2-3 skills. Cách dễ nhất để tạo ra sự liên quan là bạn đưa ra một work-related skills. Ví dụ khi nói Skills nào thì bạn nghĩ đến Marketing? Quản lý fanpage, chạy Facebook Ads, chạy Google Ads, quản lý sự kiện, vân vân. Nếu bạn có những Skills như vậy thì cực kì liên quan luôn. Nếu bạn chưa có, đành phải dùng các kĩ năng mềm vậy. Và nhớ là trước khi đưa ra một kĩ năng mềm thì bạn phải cố gắn g đào sâu hơn như mình hướng dẫn ở trên nha.

Đây là một câu ví dụ mình copy trên The Muse cho mấy bạn tham khảo:

Interviewer: “So, what would you consider your strengths?”

Me: “Currently, I’m a sales manager with [Name of Company]. I’m responsible for managing a team of six other salespeople, working with them to meet our quarterly goals and grow our territory. One of my my favorite things is to create strategic partnerships with new businesses. For instance, last year I established a relationship with a new client with six branch offices. They added an additional $250K in revenue to my region—without requiring an expansion of personnel to handle the new business.”

Before that, I worked with several other software companies as a field sales rep where I really got terrific experience in establishing the kinds of long-term relationships that have been so valuable in my current role.

In the future, I’d love to work with a startup where I can build a quality sales team from the ground up and create a relationship-based sales organization that is lean and leveraged. I’ve discovered I love finding efficiencies for making sales teams more effective and bringing in more revenue without adding overhead or staff.”

Trong ví dụ này, bạn có thể thấy ứng viên này là một người rất giỏi sales, có khả năng mang về các hợp đồng lớn, có tầm nhìn xa và rất biết tiết kiệm chi phí cho công ty.

Okie, không có câu trả lời nào là hoàn hảo cả. Ngoài cách này bạn hoàn toàn có thể trả lời theo cách khác. Nhưng hãy nhớ là câu trả lời của bạn phải đảm bảo được 3 yếu tố đấy là:

  1. Logic và dễ follow
  2. Liên quan đến bạn và liên quan đến công ty
  3. Có câu chuyện cá nhân hoặc ví dụ cụ thể trong đó nhé.

Chúc bạn hiền có câu trả lời hay khi đi phỏng vấn lần sau.

Nếu bạn hiền cần tư vấn thêm về CV và phỏng vấn thì có thể đăng ký tại đây nhé.

4 bình luận cho “Cách trả lời: “What Are Your Greatest Strengths?””

Bạn có bình luận hay câu hỏi gì không?

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Chạy bằng WordPress.com.