Hôm nay mình có một ca tư vấn hướng nghiệp cùng một chị đời đầu 9x đã làm việc văn phòng tại công ty hiện tại hơn 4 năm. Chị chia sẻ rằng cảm thấy bế tắc vì công việc hiện tại lặp đi lặp lại, không có hướng phát triển trong tương lai, trong khi không biết tìm kiếm hướng đi mới như thế nào. Mình thấy tình huống này khá thông dụng trong các ca tư vấn hướng nghiệp cho những người làm các công việc hành chính văn phòng, có tính chất công việc giống nhau mỗi ngày. Vì vậy, bài viết này chia sẻ đến bạn một phương pháp để tìm ra hướng phát triển cho bản thân.

Thông thường, một người đi làm và biết mình đã phát triển khi thấy công việc sau có tính phức tạp cao hơn công việc trước, thể hiện ra bằng việc chức danh nghe to hơn, hoặc công ty to hơn, quy mô công việc nhiều hơn, hoặc mức lương cao hơn. Tuy nhiên có những trường hợp bạn không thấy được những điều trên ở công việc mới, bạn vẫn có cách để biết được bản thân đang phát triển. Cách này được thể hiện qua 5 bước dưới đây.

Bước 1: Liệt kê ra mình đang có những kỹ năng gì.

Sự phát triển trong công việc có thể được đo lường qua kỹ năng và kiến thức bạn có. Mỗi người lại có những kỹ năng và kiến thức khác nhau, phụ thuộc và lĩnh vực bạn làm. Bạn cần liệt kê ra được xem ở thời điểm hiện tại, mình có:

  • Kỹ năng ‘mềm’ gì? Kỹ năng mềm là các kỹ năng thông dụng mà đa số công việc nào cũng cần, có thể áp dụng cho nhiều công việc khác nhau. Ví dụ: làm việc nhóm, thuyết trình, khả năng thích nghi, học hỏi nhanh, làm việc độc lập…, nói chung đây là nhóm kỹ năng giống những gì bạn và nhiều người khác đang viết trong CV hiện tại.
  • Kỹ năng ‘cứng’ gì? Là những kỹ năng chuyên biệt cho các công việc khác nhau. Ví dụ, một người làm Marketing có thể có các kỹ năng tổ chức sự kiện, chạy quảng cáo Facebook, phân tích dữ liệu khách hàng, trong khi một người làm Kế toán có thể có kỹ năng như Báo cáo thuế, Kiểm đếm chứng từ, Hạch toán thu nhập…

Bạn hãy liệt kê ra được ít nhất 10 kỹ năng mình đang có ở thời điểm này. Đừng bao biện rằng mình không giỏi gì hay không có kỹ năng gì, nếu bạn muốn một nhà tuyển dụng có ấn tượng về bạn, điều đầu tiên là chính bản thân bạn phải nêu ra được điều mình làm đã. Có thể bạn không giỏi xuất sắc về kỹ năng đó, nhưng chỉ cần đã làm và có biết làm cũng có thể tính là một kỹ năng.

Bước 2: Đo lường mức độ thành thạo kỹ năng đó của mình

Khi tìm đến tư vấn hướng nghiệp, nhiều bạn băn khoăn chia sẻ với mình rằng làm sao để đo lường được một kỹ năng và biết mình tiến bộ. Nếu như lương mình còn biết năm nay 10 triệu, năm sau 12 triệu, vậy kỹ năng có cách nào đo được như vậy không?

Có, đó là sử dụng “skills framework” hay tiếng Việt gọi nôm na là thang đo kỹ năng. Tuỳ theo từng ngành nghề mà bạn có thể tìm được thang đo kỹ năng ở mức độ chi tiết tới đâu. Có những ngành nghề đã phát triển lâu, có hiệp hội rõ ràng ví dụ như nhân sự, kế toán, bạn có thể tìm được các thang đo kỹ năng rất chi tiết, tuy nhiên có nhiều công việc thì khó tìm thang đo. Trong bài viết này, Tuấn Anh chỉ cho bạn một cách đo cơ bản để bạn tự đo kỹ năng của mình.

Đầu tiên, bạn hãy tự đánh giá các kỹ năng mềm mình đang có theo 3 thang đo dưới đây:

  • Cơ bản: biết và đang ứng dụng kỹ năng này trong công việc, tuy nhiên vẫn chưa nhuần nhuyễn.
  • Trung cấp: khá tự tin về kỹ năng này trong công việc, cảm nhận rằng bản thân khá hơn những người xung quanh.
  • Nâng cao: có thể chia sẻ, hướng dẫn được về kỹ năng này cho người khác.

Chi tiết từng mức cơ bản, trung cấp và nâng cao như thế nào, bạn có thể tham khảo thêm bảng bên dưới.

Tiếp theo, bạn đánh giá kỹ năng cứng của mình theo các mức độ từ 1 đến 6 dưới đây.

Bước 3: Đặt mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo

Nếu đã hoàn thành bước trên, mình hi vọng bạn đã có được danh sách khoảng 10 kỹ năng cả cứng lẫn mềm và tự đánh giá được mức độ thành thạo của mình. Ví dụ mình có một danh sách là:

  • Kỹ năng giao tiếp: Nâng cao
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Cơ bản
  • Kỹ năng thuyết trình: Trung cấp
  • Kỹ năng làm việc độc lập: Nâng cao
  • Coding: 1
  • Chạy quảng cáo Facebook: 1

Ở trên là thực trạng hiện tại, trong năm 2022 này mình đặt mục tiêu nâng cao 3 kỹ năng là Coding, chạy quảng cáo Facebook và làm việc nhóm.

Bạn hãy hiểu rằng thời gian và độ tập trung của chúng ta có hạn, dù rất muốn nhưng chúng ta cũng khó cải thiện hết mọi kỹ năng trong một khoảng thời gian. Chính vì vậy mình khuyến nghị các bạn chỉ nên chọn một nhóm 3-4 kỹ năng chính để tập trung cải thiện trong một thời điểm.

Bước 4: Lên kế hoạch hành động

Khi bạn đã đặt được mục tiêu ở Bước 3, đây là lúc bạn lên kế hoạch hành động. Để nâng cao được kỹ năng, có nhiều cách như:

  • Tìm công việc được sử dụng nhiều kỹ năng đó, làm nhiều để nhuần nhuyễn;
  • Tìm mentor, người đi trước giỏi về kỹ năng đó để học hỏi từ chia sẻ của họ.
  • Tham gia các lớp học trực tiếp và trực tuyến ngắn hạn. Ví dụ bạn đang quan tâm đến IT và nhân sự có thể tham khảo các khoá tại đây.

Bước 5: Đừng quên đo lường hiệu quả

Đây là bước nhiều bạn dễ bỏ qua trong quá trình thực hiện theo đuổi mục tiêu. Chúng ta cứ mải học, mải chạy theo các dự án mà quên đi việc đo lường xem mình đã theo đuổi đúng mục tiêu hay chưa và mình đã tiến bộ hay chưa. Vì vậy khi bạn đã làm xong các bước ở trên, hãy đặt ra cho mình các cột mốc đo lường theo ngày, tuần, tháng, quý, năm để xem tiến độ mình thực hiện thế nào, đã đạt được bao nhiêu phần trăm bài học và đã tiến gần đến mức thành thạo mình mong muốn chưa nhé.

Trên đây là một vài chia sẻ nhỏ về cách bạn xây dựng và phát triển kỹ năng có lộ trình trong công việc. Chúc bạn thành công.

Bạn có thể đăng ký tư vấn hướng nghiệp cùng Tuấn Anh tại đây.

Bạn có bình luận hay câu hỏi gì không?

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Chạy bằng WordPress.com.

%d người thích bài này: