Khi Tuấn Anh làm kênh Tiktok tư vấn CV cho các bạn, có nhiều bạn nhắn tin hỏi về cách viết CV cho người còn thiếu kinh nghiệm. Người thiếu kinh nghiệm ở đây có thể rơi vào 2 trường hợp đó là: (1) sinh viên vừa mới ra trường, chưa đi làm thêm nhiều cũng như ít các hoạt động ngoại khoá và (2) người đã đi làm muốn đổi sang một lĩnh vực công việc mới. Vậy với kinh nghiệm là ‘zero’, bạn có thể làm gì với CV để nổi bật hơn một chút?

Xin lưu ý: những cách dưới đây giúp tuốt tát lại CV của bạn tốt hơn so với phiên bản hiện tại, không phải công thức thần thánh giúp bạn nộp đâu trúng đó, hay đánh bại những ứng viên có nhiều kinh nghiệm hơn.

1/ Đầu tư vào phần “Giới thiệu bản thân” / “Mục tiêu nghề nghiệp”

Phần này là phần đầu tiên ở trong CV, nhưng có nhiều CV không có phần này. Hoặc nếu có thì viết kiểu chung chung như là:

Tìm kiếm môi trường chuyên nghiệp, năng động để đóng góp phát triển bản thân.”

Nếu bạn còn ít kinh nghiệm, bạn hãy đầu tư kỹ vào phần này. Hãy viết một đoạn khoảng 3-4 dòng (câu) giới thiệu về bạn, với các ý bao gồm:

  • Bạn có kinh nghiệm trong những mảng nào? Bao nhiêu năm kinh nghiệm?
  • Bạn có kỹ năng nổi trội nào (liên quan đến công việc)? Có thành tích nào trong kinh nghiệm trước đây mà bạn tự hào?
  • Bạn đang tìm kiếm cơ hội như thế nào và có thể đóng góp gì cho công ty?

Ví dụ, Tuấn Anh là giáo dục, giờ muốn ứng tuyển Sales (trái ngành), có thể giới thiệu đầu CV thế này:

7 năm kinh nghiệm làm việc trong các doanh nghiệp lớn nhỏ như Novaland, Đại học Văn Lang. Có khả năng lắng nghe và thấu hiểu khách hàng, tìm kiếm thông tin tốt – từng tổ chức thành công sự kiện với 1000 người tham gia. Hiện đang tìm kiếm cơ hội trở thành nhân viên kinh doanh của một công ty bất động sản, với mục tiêu bán hàng mang về doanh thu cao cho công ty.

Bạn không cần nhất thiết phải giới thiệu y chang như vậy, tham khảo nhé.

2/ Đầu tư vào phần “Học vấn”

Khi viết học vấn trong CV, chủ yếu chúng ta đang viết tên ngành, tên trường, thời gian học. Chấm hết. Ví dụ:

Đại học RMIT. Chuyên ngành Truyền thông chuyên nghiệp. (2010 – 2014).”

Nếu chỉ có vậy thì cũng đủ rồi, nhưng chưa ấn tượng. Vì mình đang ứng tuyển trái ngành, mình ít có kinh nghiệm, vậy mình phải đầu tư thêm chất liệu ở phần học vấn. Mình nên học bổ sung các khoá học ngắn hạn liên quan đến ngành nghề mình định nộp, hoặc thậm chí do chính công ty đó tổ chức ra càng hay. Học vấn có khoảng 3-4 trường thông tin sẽ đầy đặn hơn học vấn chỉ có duy nhất trường đại học.

Vẫn với ví dụ làm Sales ở trên, mình có thể viết học vấn thành:

  • Khoá học Kỹ năng giao tiếp tổ chức tại Unica (2022).
  • Khoá học Kỹ năng bán hàng cho người giàu, học tại Masterclass (2021).
  • Cử nhân Truyền thông chuyên nghiệp, Đại học RMIT (2014).

Có nhiều khoá học online hay, bạn có thể tham khảo tại đây.

3/ Đầu tư vào phần “Kỹ năng”

Thông thường khi đọc CV của các bạn mình thấy các bạn hay viết Kỹ năng như thế này:

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng sắp xếp
  • Kỹ năng thuyết trình

Đó đều là những kỹ năng hay cả, nhưng mà chưa ấn tượng. Vì bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn cần đầu tư thêm vào phần kỹ năng này. Nên viết những kỹ năng mà khi người khác đọc vào họ có thể liên tưởng đến công việc của bạn. Ví dụ mình ứng tuyển Sales, trước đây chưa làm Sales bao giờ, nhưng mình có từng làm phục vụ bạn, kỹ năng mình có là Chăm sóc khách hàng. Ví dụ khác, tuy chưa làm Sales bao giờ nhưng trước đây mình có làm các công việc liên quan đến Kỹ năng tìm kiếm thông tin. Vậy từ những việc mình làm trong quá khứ, mình thấy rằng Chăm sóc khách hàng và Tìm kiếm thông tin là 2 kỹ năng có liên quan đến Sales, mình sẽ đưa vào.

Bạn sẽ ứng tuyển công việc khác, bạn cần tìm xem những kỹ năng của công việc đó là gì. Mình có viết một bài hướng dẫn viết kỹ năng trong CV, bạn đọc thêm nhé.

4/ Đầu tư vào các tài liệu bổ trợ như Portfolio, Cover Letter, LinkedIn

CV của mình ‘yếu’ kinh nghiệm, thì mình cần phải là mạnh hơn ở những tài liệu bổ trợ. Bên cạnh CV, bạn nên có những tài liệu bổ trợ như:

  • Portfolio: là một website tập hợp những thành phẩm, hình ảnh, video bạn từng làm. Cái này cần và hợp với những bạn làm Content, Marketing, Event, Thiết kế, IT.
  • Cover Letter: là một bức thư ngắn, kể lâm li bi đát về lý do bạn thích công việc bạn đang nộp và lý do bạn ứng tuyển công ty đó. Hãy nhớ, đừng lấy mẫu ở đâu. Chỗ này cần câu chuyện cá nhân từ bạn – càng cá nhân càng tốt.
  • LinkedIn: một trang mạng xã hội giống FB, bạn hãy cập nhật đầy đủ lên đó và chăm tương tác để tìm kiếm cơ hội. Mình có viết một bài kỹ về hướng dẫn sử dụng LinkedIn. Bạn cũng có thể nghía qua LinkedIn của Tuấn Anh để tham khảo: https://www.linkedin.com/in/anhtuanle234/.

Nếu dám chịu chơi, hãy thử một chút sáng tạo. Quay một video tự giới thiệu bản thân, làm một CV bằng Tiktok sẽ tạo sự ấn tượng đó.

Trên đây là một số kinh nghiệm muốn chia sẻ tới các bạn, chúc các bạn ứng tuyển thành công.

Nếu có câu hỏi, hãy để lại tại đây hoặc đăng ký tư vấn cùng Tuấn Anh tại: https://anhtuanle.com/tuvan/ nhé.

Bạn có bình luận hay câu hỏi gì không?

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Chạy bằng WordPress.com.

%d người thích bài này: