Skills, Knowledge, Abilities
Skills, Knowledge, Abilities

Skills có nghĩa là gì?

Khi bạn ứng tuyển cho bất kì vị trí nào, nhà tuyển dụng muốn thấy trong đơn ứng tuyển của bạn những kĩ năng phù hợp với công việc của họ, những kĩ năng như ‘personal attributes’ (kĩ năng mềm), ‘knowledge’ (kiến thức), ‘academic abilities’ (học vấn) và những kinh nghiệm khác.

Tùy theo từng công việc, những kĩ năng họ yêu cầu sẽ khác nhau. Khi bạn viết đơn xin việc (hay còn gọi là CV, Resume), bạn nên nhấn mạnh những kĩ năng bạn đang có mà bạn cảm thấy phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của nhà tuyển dụng. Mình đã đọc rất nhiều bản CV, và phần đông trong số đó các bạn thường liệt kê vô vàn skills như teamwork, communication, vân vân ai cũng giống ai hết. Bài viết này mình muốn hướng dẫn các bạn cách nói về skills bạn đang có một cách cụ thể hơn và gây ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng bằng những ví dụ cụ thể.

Transferable and knowledge-based skills (Kĩ năng chuyển đổi và kĩ năng chuyên môn)

Chúng ta mỗi người có một kĩ năng khác nhau, được rèn luyện và trau dồi ở những điều kiện khác nhau. Loại kĩ năng đầu tiên mình muốn đề cập đó là ‘transferable skills’. Đây là những kĩ năng bạn có được từ nhiều công việc, hoạt động khác nhau của bạn. Ví dụ, khi bạn chơi đá bóng, tức là bạn đã học được kĩ năng làm việc nhóm chẳng hạn. Bạn có thể có được những ‘transferable skills’ từ các hoạt động tình nguyện, sở thích cá nhân và từ các công việc bạn đã làm. Ai cũng sẽ có ít nhất một vài kĩ năng gì đó, nên bạn đừng nói với tớ rằng bạn không có kĩ năng nào hen.

Những kĩ năng quan trọng?

Có một vài kĩ năng quan trọng, thường sẽ xuất hiện rất nhiều lần ở phần lướn các đơn tuyển dụng hiện nay như Communication, Teamwork, Organization and time management, Problem solving, Motivation, Leadership, Creativity, vân vân và vân vân.

Một lỗi mà chúng ta thường hay mắc phải đó là liệt kê những kĩ năng mình đã nêu trên vào mục skills. Thực ra việc liệt kê như vậy sẽ không có gì sai, nhưng sẽ chẳng giúp bạn gây được ấn tượng gì với nhà tuyển dụng cả, đơn giản vì ai cũng có thể liệt kê những điều tương tự đúng không nào?

Vì vậy để tạo ra sự khác biệt, bạn nên viết một cách cụ thể hơn. Ví dụ như thay vì viết “Good Communiaction Skills”, bạn có thể thay thế bằng “Sẵn sàng lắng nghe góp ý của người khác một cách thoải mái” chẳng hạn. Hay “Có khả năng giải thích những thông tin phức tạp một cách đơn giản cho người nghe. Mình muốn nói ở đây là, hãy càng cụ thể càng tốt, càng cụ thể bao nhiêu, CV của bạn sẽ càng khác biệt bấy nhiêu.

Cách trả lời những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến skills?

Việc liệt kê skills trong CV sẽ tốt nếu bạn thực sự hiểu những skills mình đã viết trong đó. Nếu bạn chỉ ghi bừa cho có, cho CV trông đầy đủ, chắc chắn bạn sẽ gặp lúng túng khi đi phỏng vấn. Một câu hỏi đơn giản mà nhà tuyển dụng hay hỏi đó là “Em có thể chia sẻ một công việc em đã sử dụng ‘kĩ năng làm việc nhóm’ không?”. Khi gặp những câu hỏi dạng này, chúng ta sẽ mất điểm nếu trả lời quá ngắn hoặc quá lan man. Tips của mình là hãy áp dụng cách trả lời STARL, bạn có thể xem tại bài viết này nhé.

Để giúp bạn thực hành, bạn hãy thử download form này, liệt kê một vài skills bạn có và kinh nghiệm của bạn trong skills đó, sau đó comment tại đây hoặc gửi mail tới địa chỉ anhtuanle234@gmail.com nhé.

5 bình luận cho “Nhà tuyển dụng muốn thấy gì ở mục Skills trong CV?”

Bạn có bình luận hay câu hỏi gì không?

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Chạy bằng WordPress.com.

%d người thích bài này: