Bạn đã bao giờ gặp phải một câu hỏi tình huống khi đi phỏng vấn?
Bạn lo lắng rằng câu trả lời của mình quá dài, quá ngắn hay không liên quan. Trong bài viết này, mình sẽ giúp các bạn chuẩn bị tốt nhất cho những câu hỏi tình huống.
Câu hỏi như thế nào được cho là câu hỏi tình huống?
Đó là những câu hỏi mở như “Hãy kể tôi nghe về một lần xảy ra xung đột trong nhóm của bạn?” hay “Bạn đã làm gì khi một dự án vượt quá kinh phí ban đầu?”.
Nhà tuyển dụng mong muốn được nghe từ kinh nghiệm và câu chuyện cá nhân của chính bản thân bạn.
Xem lại các kỹ năng ghi trong CV để chuẩn bị câu trả lời
Các câu hỏi tình huống thường được đặt ra để hỏi kĩ hơn về kĩ năng mà bạn đề cập ở CV.
Ví dụ trong CV của mình có viết rằng ‘Event Management’ (Tổ chức sự kiện) là một kĩ năng. Nhà tuyển dụng có thể hỏi: “Bạn có thể kể cho tôi về một sự kiện bạn đã làm tốt?”, hay “Hãy kể tôi nghe về một khó khăn bạn đã gặp khi làm sự kiện?”
Trả lời câu hỏi tình huống hoàn hảo theo cấu trúc STARL
Để trả lời những câu hỏi tình huống một cách tốt nhất, bạn nên:
- Chi tiết và cụ thể: tập trung vào một câu chuyện hoặc một ví dụ.
- Nói về vai trò và hành động của bạn: Đừng nói về những gì nhóm của bạn đã làm, nhà tuyển dụng muốn biết bạn đã làm gì trong nhóm đó. Hãy dùng ‘tôi’, đừng dùng ‘chúng tôi’.
Sắp xếp câu trả lời theo thứ tự:
Câu hỏi tình huống ví dụ
Hãy kể tôi nghe về một lần bạn lên kế hoạch và hoàn thành nó?
Tình huống (Situation)
Vai trò của tôi là trưởng ban tổ chức cho một talkshow Truyền thông.
Nhiệm vụ (Task)
Nhiệm vụ của tôi là tìm kiếm 3 khách mời. Với thời gian đặt ra là 10 ngày, cùng với sự bận rộn của các khách mời trong thời điểm đó, tôi biết rằng nhiệm vụ này rất khó khăn. Tôi đã đặt cho mình mục tiêu trong vòng 7 ngày, tôi phải tìm được ít nhất 3 khách mời, vì thế tôi có thể dư ra 3 ngày để lên kế hoạch B nếu xảy ra sự cố.
Hành động (Action)
Tôi chọn 3 người trong nhóm để liên lạc với 3 khách mời khác nhau, bằng cách đó, tôi rút ngắn được thời gian và đảm bảo công việc hiệu quả hơn.
Kết quả (Result)
Nhờ có 3 ngày dự phòng nên khi một khách mời huỷ lịch, chúng tôi đã có ngay một người khác thay thế. Việc phân chia nhiệm vụ cho từng người giúp cho công việc trở nên trơn tru hơn rất nhiều.
Trước khi trả lời bạn hãy xác định họ đang muốn hỏi sâu vào kĩ năng gì. Như trên, tuy nhà tuyển dụng hỏi về một sự kiện mình từng tổ chức, nhưng họ như muốn biết thêm về kĩ năng sắp xếp và kĩ năng lãnh đạo của mình đó. Vì vậy trong câu trả lời, mình cố gắng thể hiện rõ mình đã áp dụng 2 kĩ năng này như thế nào trong sự kiện.
Vài câu hỏi để bạn luyện tập
Hãy kể tôi nghe về một sự kiện bạn đã làm? Các bước trong sự kiện đó? – Khả năng lập kế hoạch
Hãy kể tôi nghe một kinh nghiệm khi bạn quá bận bịu nhiều công việc khác nhau? Bạn đã giải quyết vấn đề đó như thế nào? – Khả năng ưu tiên công việc
Bạn đã bao giờ ở trong tình huống phải tổ chức một sự kiện và có người giúp đỡ bạn chưa? Hãy kể tôi nghe về tình huống đó – Khả năng giao việc
Công việc khó khăn nhất bạn từng làm là gì? – Kỹ năng Giải quyết vấn đề
Và còn rất nhiều câu hỏi khác. Các bạn có thể tìm kiếm trên Google với từ khóa ‘câu hỏi tình huống’ hoặc ‘behavioral interview question’ và tập trả lời nhé.
Để đọc các bài viết khác về cách viết CV, phỏng vấn và phát triển bản thân, bạn xem tại đây: https://anhtuanle.com/articles/
Để được tư vấn tìm việc tốt, bạn ngó qua đây nhé: https://bit.ly/tuvan-anhtuanle
14 bình luận cho “Giải quyết câu hỏi tình huống khi phỏng vấn với cấu trúc STARL”
[…] trả lời quá ngắn hoặc quá lan man. Tips của mình là hãy áp dụng cách trả lời STARL, bạn có thể xem tại bài viết này […]
ThíchThích
[…] mình khuyến khích mọi người khi viết Cover Letter, hãy sử dụng phương pháp S.T.A.R. Tức là thay vì liệt kê 10 kinh nghiệm và 10 kĩ năng trong một Cover Letter, chúng […]
ThíchThích
[…] mình khuyến khích mọi người khi viết Cover Letter, hãy sử dụng phương pháp S.T.A.R. Tức là thay vì liệt kê 10 kinh nghiệm và 10 kĩ năng trong một Cover Letter, chúng […]
ThíchThích
[…] khuyến khích mọi người khi học cách viết Cover Letter, hãy sử dụng phương pháp S.T.A.R. Tức là thay vì liệt kê 10 kinh nghiệm và 10 kĩ năng trong một Cover Letter, chúng […]
ThíchThích
[…] Sau khi đã trả lời đầy đủ cơ bản những câu hỏi cơ bản, bạn có thể tập trả lời những câu hỏi khó hơn là những câu hỏi tình huống. […]
ThíchThích
[…] khuyến khích mọi người khi học cách viết Cover Letter, hãy sử dụng phương pháp S.T.A.R.Tức là thay vì liệt kê 10 kinh nghiệm và 10 kĩ năng trong một Cover Letter, chúng […]
ThíchThích
[…] khích mọi người khi học cách viết Cover Letter, hãy sử dụng phương pháp S.T.A.R.Tức là thay vì liệt kê 10 kinh nghiệm và 10 kĩ năng trong một Cover Letter, chúng […]
ThíchThích
[…] như mình đã viết ở rất nhiều bài viết trước, hãy cố gắng áp dụng phương pháp kể chuyện S.T.A.R vào mọi câu trả lời khi phỏng vấn. Thay vì nói ‘Điểm mạnh của em là […]
ThíchThích
[…] sắp xếp như thế này. Bla bla bla. Đoạn bla bla thì bạn cần học trả lời theo phương pháp S.T.A.R, bạn đọc thêm ở bài viết này […]
ThíchThích
[…] trả lời các câu hỏi trên, các bạn cần phải học cách trả lời câu hỏi tình huống theo phương pháp S.T.A.R ở đây […]
ThíchThích
[…] Với câu hỏi tình huống, bạn có thể tham khảo bài này: https://anhtuanle.com/2015/05/29/giai-quyet-cau-hoi-tinh-huong-khi-phong-van-voi-cau-truc-starl/ […]
ThíchThích
[…] những câu này thì bạn cần học phương pháp STAR để trả lời các câu […]
ThíchThích
[…] cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn cơ bản. Chắc chắn là bạn phải học kĩ phương pháp S.T.A.R để biết cách trả lời phỏng vấn trơn tru […]
ThíchThích
[…] Phương pháp S.T.A.R giúp các bạn trả lời các câu phỏng vấn tình huống. […]
ThíchThích