Gần đây, mình có đọc sách của cô Marie Kondo – một tác giả người Nhật, người khởi xướng và quảng bá chủ nghĩa sống tối giản KonMari. Cuốn sách chủ yếu nói về việc giảm bớt tối đa các đồ đạc không cần thiết trong nhà, và cách dọn dẹp một cách ngăn nắp. Nhiều người bạn xung quanh mình đang tập làm theo những lời khuyên này, và mình nghĩ lối sống tối giản rất phù hợp cho các bạn sinh viên: vừa giúp tiết kiệm tiền, vừa giảm những nỗi lo vật chất trong đời sống để bạn thoải mái hơn. Dưới đây là những gì mình chiêm nghiệm được sau khi tìm hiểu chủ nghĩa KonMari cũng như các chủ nghĩa sống tối giản (minimalist) khác, bạn tham khảo thử xem nhé:

Bắt đầu ‘cách mạng’ lối sống bằng một ‘cách mạng’ dọn dẹp đồ đạc

Để dọn dẹp đồ đạc một cách hiệu quả, bạn cần biết rõ số lượng đồ của mình, thay vì tiếp tục chất đồ vào ngăn tủ và quên béng chúng. Bước đầu tiên: hãy gỡ hết toàn bộ đồ đạc ra theo từng loại và bắt đầu chọn lọc. Tự đặt ra cho bản thân câu hỏi: trong 6 tháng vừa rồi, mình có sử dụng vật này không? Nếu câu trả lời là không, hãy mạnh dạn vứt bỏ hoặc đem cho. Mình nghĩ đây là bước khó khăn nhất khi bắt đầu thử chủ nghĩa tối giản. Thế nhưng, ‘thuốc đắng dã tật’ – tư tưởng của bạn sẽ được giải phóng sau quá trình này.

Cân nhắc kĩ trước khi mua bất kì món đồ nào

Mình thi thoảng mắc bệnh tiêu xài tùy ý thích, nhất là khi vừa có lương tháng mới. Nhưng mình nhận ra rằng, những thứ mình thích không hẳn là những thứ mình cần. Những món đồ tưởng chừng như ‘không thể thiếu được’ hoàn toàn có thể được thay thế dễ dàng. Ví dụ, vì sao phải mua thêm một chiếc bàn chải chuyên để đánh giày khi bạn có thể tận dụng chiếc bàn chải đánh răng cũ? Tương tự, bạn hoàn toàn có thể có một căn phòng thơm tho, gọn gàng, ngăn nắp mà không nhất thiết phải dùng nước hoa hay bình khử mùi đắt tiền, mà đơn giản chỉ là dùng một túi cà phê, túi trà khô để khử mùi trong phòng hay muối nở cũng là một trong những cách khử mùi tủ lạnh.

Một cách hiệu quả để không ‘tiêu hoang’ đó là lên danh sách những thứ cần mua trước khi bước vào cửa hàng, mua đúng các món đó và đi ra. Bên cạnh đó, trước khi quyết định mở ví, hãy suy nghĩ về món đồ đó trong 3 ngày để xác định chắc chắn mức độ cần thiết của nó.

Tối giản là một phương châm sống, không chỉ giới hạn ở sở hữu đồ đạc

Mình nghĩ rằng lối sống tối giản không chỉ đơn thuần là vứt hết đồ đạc đi. Ở một góc nhìn tổng quát hơn, sống tối giản là sống tự lập – khi có việc tự giải quyết được thì bạn có thể tự làm, không phải nhờ cậy ai, và dành thời gian rảnh cho những việc mình thực sự yêu thích. Nếu biết tự nấu ăn và đam mê học nấu ăn, bạn sẽ ít đi ăn tiệm hơn nhiều, ngoài ra còn có thể trổ tài nội trợ mời gia đình và bạn bè. Tự xắn tay áo dọn dẹp nhà cửa, sửa chữa đồ đạc trong nhà cũng khiến bạn cảm thấy hứng khởi và tự tin hơn vào bản thân. Trong thời buổi hiện đại ngày nay, tất cả thông tin bạn cần đều có thể tìm thấy trên Internet, ví dụ, bạn có thể học nấu ăn tại một số blog trên mạng hay bí kíp chăm sóc nhà cửa, cách khử mùi tủ lạnh tại đây.

 

Hoàn toàn thay đổi cuộc sống theo phong cách tối giản KonMari thực sự là một cuộc ‘cách mạng’ lớn về vật chất bạn sở hữu. Thế nhưng, đối với mình, sống tối giản bắt đầu ngay từ bên trong bạn – cách bạn tư duy, suy nghĩ về vạn vật quanh mình. Mình hy vọng mỗi lần ghé thăm blog của mình sẽ giúp bạn có một cuộc sống tốt đẹp hơn!

8 bình luận cho “Chủ Nghĩa Sống Tối Giản Cho Sinh Viên”

  1. Hi anh, cảm ơn anh vì bài viết bổ ích. Em cũng đồng suy nghĩ về việc sống tối giản nên bắt nguồn từ tâm thế bên trong, chứ không đơn giản là quẳng hết đồ đạc đi. Minimalism là một lối sống, và nó sẽ thể hiện qua nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống (ví dụ tủ lạnh và nấu ăn của anh rất hay).

    Em chỉ băn khoăn là. Vậy với những đồ kỷ niệm thì sao. Có những thứ em thực sự sẽ không bao giờ dùng đến nữa, nhưng em vẫn dành một góc tủ để giữ chúng lại (ví dụ đôi tất mà nyc tặng). Nhiều lúc em cũng muốn bỏ hết đi, nhưng vẫn chưa tìm được lí do thuyết phục. Theo anh như vậy có phải quá bám giữ lấy kỉ niệm không ạ?

    Thích

    • @Alex: mình có đọc được một ý tưởng cũng của người Nhật về cách lưu giữ những món đồ kỉ niệm đó là bạn có thể chụp lại hình chúng và lưu trữ trong điện thoại or laptop hoặc vẽ lại chúng thành một bức tranh nhỏ treo trên tường (nếu bạn thích vẽ). Mình thấy cũng hay, hi vọng giúp được bạn =D

      Đã thích bởi 1 người

  2. Dạ em cảm ơn anh đã chia sẻ ạ. Bài viết thật bổ ích để có thể bắt đầu một lối sống mới ạ.

    Vào 25 thg 10, 2017 19:59, “Anh Tuan Le” đã viết:

    > Anh Le posted: “Gần đây, mình có đọc sách của cô Marie Kondo – một tác giả > người Nhật, người khởi xướng và quảng bá chủ nghĩa sống tối giản KonMari. > Cuốn sách chủ yếu nói về việc giảm bớt tối đa các đồ đạc không cần thiết > trong nhà, và cách dọn dẹp một cách ngăn nắp. Nhi” >

    Thích

Bạn có bình luận hay câu hỏi gì không?

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Chạy bằng WordPress.com.

%d người thích bài này: