Chúng ta ai cũng có lúc băn khoăn về bản thân, không biết mình thích gì, hợp gì, giỏi gì, nên học gì hay nên theo đuổi công việc nào. Mỗi khi như vậy, bên cạnh việc tìm đến chuyên viên tư vấn hướng nghiệp, một trong những giải pháp mà chúng ta thường tìm đến nhất đó là làm các bài trắc nghiệm tính cách

Bài trắc nghiệm tính cách ở trên thị trường thì có rất nhiều, mình đã chia sẻ rất nhiều bài trắc nghiệm miễn phí ở đây. Vấn đề là đôi khi làm trắc nghiệm xong, ta chẳng hiểu rõ được mình hơn bao nhiêu mà còn thấy hoang mang hơn. Mỗi bài cho ra một kết quả khác nhau. Mỗi thời điểm cho ra một kết quả khác nhau rồi thì có kết quả rồi vẫn chẳng biết làm gì tiếp theo.

Thực Trạng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các trắc nghiệm tính cách có thể giúp bạn hiểu hơn về bản thân mình, ví dụ:

Là bài trắc nghiệm rất phổ biến hiện nay trên thị trường, thường được các trung tâm dạy kĩ năng sử dụng và thường để nói về chuyện hướng nội hướng ngoại. MBTI hiện nay cũng có rất nhiều biến thể và có chất lượng không được tốt lắm.

Là một bài trắc nghiệm rất dễ hiểu và dễ dùng trong hướng nghiệp mà mình đang dùng với các em học sinh và sinh viên. Vì dễ quá và hình như người Việt Nam ta không chú trọng lắm, hay thích cái gì phức tạp hơn thì phải.

Là một bài trắc nghiệm được dùng rất nhiều trong lĩnh vực nhân sự, các bạn học nhân sự cũng nên biết để đi phỏng vấn dễ nói chuyện hơn.

Ngoài ra còn có:

Vậy câu hỏi đặt ra bây giờ là, bài trắc nghiệm nào thì uy tín và có thể giúp cho mình hiểu rõ bản thân nhất?

Trong khuôn khổ bài viết này, mình muốn chia sẻ tới các bạn 2 ý chính dưới đây:

1/ Làm bài kiểm tra tính cách chỉ để tham khảo, đừng tin hoàn toàn

Có hai lý do mình nói về việc này:

  1. Mỗi bài kiểm tra tính cách được dùng cho một mục đích và hoàn cảnh khác nhau – không phải bài nào cũng dành cho hướng nghiệp. Vậy nên bài nào bạn cũng dựa vào đó để xem mình hợp với nghề gì, ngành gì và chọn dựa theo nó thì cực kì sai. Ví dụ trong MBTI, kết quả sẽ chỉ cho bạn ra ‘khuynh hướng thuận’ mà bạn có thể làm tốt – điều đó không có nghĩa là những khuynh hướng còn lại bạn làm không tốt. Vậy nên nếu bạn làm MBTI mà ra một kết quả là bạn nên làm nghề này nghề kia thì không có đúng chút nào.
  2. Nếu là bài kiểm tra tính cách gốc bằng tiếng Anh, thường văn phong và hoàn cảnh sẽ không giống ở Việt Nam mình. Các bài kiểm tra tiếng Việt ở Việt Nam mình hiện nay đa số là dịch thô, chưa qua nghiên cứu, khảo sát và công nhận của quốc tế, nên về độ chính xác chắc chắn sẽ chưa thể đúng 100%.

2/ Vậy giải pháp là gì?

Đương nhiên nếu có thời gian và muốn hiểu sâu hơn về tính cách, kĩ năng của mình, chúng ta vẫn nên làm các bài trắc nghiệm tính cách. Tuy nhiên, hãy:

  1. Làm nhiều bài khác nhau để có sự đối chiếu với nhau tốt hơn, đừng tin vào bài nào hoàn toàn. Càng làm nhiều, bạn sẽ càng có được ‘cảm giác’ tốt hơn về bản thân thông qua việc trả lời các câu hỏi trong đó.
  2. Trước khi làm một bài kiểm tra tính cách, mình khuyên các bạn hãy đọc về các kết quả trước, và thử dựa vào những gì bạn đọc hiểu đó, tự chọn ra cho bản thân xem mình thuộc nhóm nào trước, sau đó mới hãy làm bài kiểm tra để đối chiếu sau.

Vậy hen, chúc các bạn sớm hiểu rõ bản thân mình hơn. Với bạn nào cần tư vấn và định hướng về công việc, hướng dẫn viết CV có thể đăng ký với mình tại đây.

4 bình luận cho “Nên làm bài test nào để biết được mình thích gì và giỏi gì?”

  1. “Là một bài trắc nghiệm được dùng rất nhiều trong lĩnh vực nhân sự, các bạn học nhân sự cũng nên biết để đi phỏng vấn dễ nói truyện hơn.”
    -> “nói chuyện” TA ạ 🙂

    Thích

Bạn có bình luận hay câu hỏi gì không?

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Chạy bằng WordPress.com.