Phát triển sự nghiệp là một hành trình cả đời, ở mỗi thời điểm khác nhau mình sẽ có những băn khoăn và lo lắng khác nhau. Ví dụ người quản lý lo lắng về việc làm sao để nâng cao khả năng lãnh đạo, người mới ra trường băn khoăn chọn công việc gì, học sinh thì suy nghĩ về việc chọn ngành và trường nào.
Phát triển sự nghiệp bao gồm việc học tập các kỹ năng mới, tìm kiếm ý nghĩa trong công việc và nâng cao chất lượng công việc qua thời gian. Việc đầu tư cho phát triển sự nghiệp rất quan trọng bởi vì chúng ta dành từ 1/3 đến 1/2 thời gian mỗi ngày cho công việc, chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn nếu làm đúng công việc và đạt được những thành công từ công việc đó.
Có 5 giai đoạn trong việc phát triển sự nghiệp của một cá nhân bao gồm:
- Thử nghiệm những lựa chọn khác nhau
- Phát triển kỹ năng
- Tìm kiếm và theo đuổi những cơ hội
- Nâng cấp bản thân
- Trở thành chuyên gia
Cụ thể các giai đoạn sẽ diễn ra như thế nào?
Năm giai đoạn phát triển nghề nghiệp
1/ Thử nghiệm những lựa chọn khác nhau
Trong quá trình tìm kiếm công việc phù hợp, bạn có thể bị choáng ngợp bởi có quá nhiều lựa chọn công việc và ngành nghề khác nhau. Để xác định được đâu là lĩnh vực phù hợp nhất và bạn đam mê làm nhất, có hai điều bạn cần lưu ý đó là:
- Chúng ta không biết tất cả mọi thứ đâu, vì vậy hãy luôn để đầu óc rộng mở cho những cơ hội không ngờ đến. Có những công việc, ngành nghề, công ty mà có thể bạn chưa biết, vì vậy việc tích cực mở rộng mối quan hệ cũng là cách để bạn mở rộng cơ hội tìm kiếm công việc phù hợp cho mình.
- Lộ trình thăng tiến của bạn không nhất thiết phải là đường thẳng, đôi khi nó đi lên, đôi khi nó đi ngang, đôi khi lại cần đi xuống một chút trước khi lên trở lại. Đừng lo lắng quá về việc này, miễn sao bạn đang đi đúng hướng (tức là đúng giá trị công việc bạn theo đuổi), việc chệch choạc một chút trong các công việc cũng không sao.
2/ Phát triển kỹ năng
Nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp, bạn cần xây dựng cho bản thân bộ những kỹ năng phù hợp. Ở thời điểm hiện tại, những kỹ năng quan trọng bao gồm:
- Các kỹ năng mềm cơ bản như giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy phản biện đều cần khi làm ở bất kỳ công việc nào.
- Các kỹ năng cơ bản về công nghệ như MS Office, GSuite… sẽ là điểm cộng cho bạn.
- Các kỹ năng về quản trị cảm xúc, thích nghi nhanh với sự thay đổi vì chúng ta đang sống trong thời điểm có rất nhiều biến động.
3/ Tìm kiếm và theo đuổi những cơ hội
Nếu công việc của bạn hiện tại chưa thực sự ưng ý, hãy suy nghĩ về việc tìm kiếm cơ hội mới. Nếu bạn cảm thấy mình có đủ các kỹ năng để thăng tiến, hãy đề đạt với công ty bạn đang làm việc. Đây là một số cách để bạn tìm kiếm và theo đuổi những cơ hội mới trong nghề nghiệp:
- Sử dụng LinkedIn tích cực để tiếp cận nhà tuyển dụng và tự quảng cáo bản thân.
- Sáng tạo các nội dung trên Tiktok, Facebook hay Instagram để đẩy mạnh thương hiệu cá nhân của bạn, từ đó gây ấn tượng với công ty và được mời về làm việc.
- Nói chuyện với phòng nhân sự về lộ trình phát triển mong muốn của bạn, để xem công ty có thể hỗ trợ gì trong việc tạo điều kiện cho bạn học thêm.
- Trò chuyện với quản lý để xin lời khuyên.
4/ Nâng cấp bản thân
Nếu bạn đã đi làm một thời gian và ổn định, sẽ đến lúc bạn nghĩ đến việc mình cần làm gì để nâng cấp bản thân tốt hơn. Dưới đây là một số cách:
- Đề nghị hoặc tình nguyện tham gia vào các dự án lớn hơn ở công ty;
- Đề xuất làm các công việc hoặc dự án mà bạn có thể đóng vai trò quản lý;
- Tìm một người đi trước giỏi trong hoặc ngoài công ty làm mentor cho bạn;
- Đăng ký tư vấn hướng nghiệp với chuyên gia tư vấn
5/ Trở thành chuyên gia
Có thể sau 10-20 năm làm việc liên tục trong một công việc, bạn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Đây là thời điểm một cá nhân có thể quyết định mở doanh nghiệp riêng, hoặc tìm kiếm một lĩnh vực mới, hoặc trở thành người hướng dẫn cho các thế hệ đàn em.
Cách phát triển nghề nghiệp khi đi làm ở công ty
- Tìm kiếm các chương trình học trong công ty hoặc ngoài công ty và xin công ty tài trợ cho việc học;
- Cùng quản lý thiết lập mục tiêu nghề nghiệp theo tháng hoặc theo quý.
- Có một file ghi chú lại lộ trình phát triển của bản thân, bạn có những kinh nghiệm gì, kỹ năng gì, sẽ phát triển ra sao trong thời gian tới.
- Phỏng vấn 360 độ thường xuyên những người trong công ty để hiểu hơn về bạn.
Các phát triển nghề nghiệp khi tự làm
- Tham gia các hội nghị, sự kiện liên quan đến lĩnh vực bạn làm để cập nhật những xu hướng mới nhất và tạo mối quan hệ với người khác.
- Xây dựng mối quan hệ chuyên nghiệp thông qua mạng xã hội như LinkedIn.
- Học các khoá học online về chủ đề mà bạn quan tâm.