Ngày 14/03/2023 Tuấn Anh có tham gia một buổi toạ đàm về hướng nghiệp dành cho sinh viên sắp ra trường của trường Đại học Luật. Trong buổi toạ đàm này Tuấn Anh đã chia sẻ một số thông tin về cách viết CV, cách chuẩn bị phỏng vấn, áp lực nhiều việc khi mới đi làm và sinh viên làm trái ngành. Tuấn Anh tổng hợp các câu trả lời của mình tại bài viết này để các bạn có những câu hỏi tương tự có thể có thêm góc nhìn mới nhé.

Câu hỏi 01: Bên cạnh phương thức truyền thống là xây dựng một mẫu CV chuẩn chỉnh, có những cách thức nào khác để sinh viên có thể mang thương hiệu thương hiệu cá nhân đến gần hơn với các nhà tuyển dụng?

Về cơ bản dù bạn ứng tuyển công việc gì hiện nay thì bạn đều cần có một bản CV khoảng 1-2 trang. CV không cần nhất thiết phải quá đầu từ vào hình thức màu mè sáng tạo, chỉ cần một bản CV đơn giản là đủ. Tuấn Anh đã chia sẻ rất nhiều bài viết hướng dẫn viết CV, bạn có thể xem tham khảo. Ngoài CV, hồ sơ ứng tuyển của bạn nên có thêm một số các loại tài liệu dưới đây để tăng thêm cơ hội trúng tuyển:

Cover Letter: là một bức thư ngắn khoảng 1-2 trang nói về lý do tại sao bạn đang ứng tuyển vào công việc đó và tại sao bạn lại là ứng viên phù hợp. Tuấn Anh có một số bài viết hướng dẫn viết Cover Letter, bạn có thể xem thêm.

LinkedIn: là một trang mạng xã hội giống như Facebook, nhưng dành cho việc làm. Ở LinkedIn bạn có thể vừa cập nhật CV trực tuyến, vừa có cơ hội kết nối với những chuyên gia và tìm kiếm công việc. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng LinkedIn để tìm việc tại đây.

Portfolio: là một file hoặc một website tổng hợp các sản phẩm bạn đã làm. Cái này rất cần nếu bạn đang ứng tuyển trong một lĩnh vực được đánh giá dựa trên sản phẩm nhiều như viết lách, thiết kế hoặc CNTT.

Câu hỏi 02: Đối với nội dung CV, các bạn sinh viên nên thể hiện điều gì để dễ dàng lọt vào mắt xanh cũng như nhận được đánh giá cao từ nhà tuyển dụng?

Đầu tiên trong CV các bạn cần có những thông tin cơ bản như Thông tin cá nhân, Học vấn, Kĩ năng và Kinh nghiệm làm việc. Để các phần này nổi bật hơn so với các bạn khác, dưới đây là một số bí kíp nhanh:

  • Trong thông tin cá nhân, bạn nên có thêm link LinkedIn hoặc Portfolio để giúp nhà tuyển dụng tìm hiểm thêm về bạn.
  • Kĩ năng nên có các kĩ năng liên quan trực tiếp đến công việc, thay vì chỉ viết các kĩ năng chung chung như ‘giao tiếp’, ‘làm việc nhóm’. Tuấn Anh từng hướng dẫn cách viết kĩ năng trong CV, bạn tham khảo nhé.
  • Học vấn ngoài bằng cấp chính quy tại trường đại học, bạn nên cân nhắc có 1-2 học vấn ngắn hạn bổ sung để làm phần thông tin này dày hơn. Ví dụ bạn có thể học kĩ năng ngắn hạn về Excel online hoặc một lớp học kĩ năng giao tiếp.
  • Trong phần phần kinh nghiệm làm việc, bạn cần thể hiện được kết quả công việc làm việc của mình thay vì chỉ liệt kê các gạch đầu dòng chung chung. Kết quả làm việc được thể hiện thông qua các số liệu, bạn có thể tham khảo cách viết số liệu tại đây.

Câu hỏi 03: Khi tham gia phỏng vấn, thì đa số những người thiếu kinh nghiệm như các bạn sinh viên mới ra trường thường sẽ mang tâm lý lo lắng, khiến cho phần trả lời có thể bị dài dòng, lủng củng. Cho em được hỏi anh Tuấn Anh là: Làm thế nào để sinh viên mang đến những câu trả lời ngắn gọn, nhưng vẫn thể hiện đúng, đủ nội dung cần nêu?

Trước khi đi phỏng vấn, các bạn nên có sự chuẩn bị tập trả lời trước các câu hỏi phỏng vấn tại nhà. Các bạn lên mạng tìm “các câu hỏi phỏng vấn thường gặp“, sau đó viết ra giấy các câu trả lời, tập trả lời mỗi câu trong khoảng 45 – 90 giây.

Để câu trả lời bớt lủng củng và lan man, các bạn nên tìm hiểu và sử dụng một số ‘framework’ cho câu trả lời. Ví dụ:

Câu hỏi 04: Nếu như chúng ta đã chuẩn bị được những kỹ năng cần thiết để bước vào buổi phỏng vấn một cách tự tin, vậy thì em muốn hỏi anh Tuấn Anh là: Chúng ta cần chuẩn bị tác phong, trang phục như thế nào trước khi buổi phỏng vấn diễn ra để có thể ghi điểm với nhà tuyển dụng?

Nếu không phải là các công việc đòi hỏi về ngoại hình như ngân hàng, bất động sản, hàng không… thì các bạn không cần quá lo lắng về chuyện ăn mặc – chỉ cần các bạn ăn mặc chỉnh chu, gọn gàng là được. Một số nguyên tắc cơ bản về ăn mặc chuyên nghiệp như mặc áo có cổ, đi giày/dép có mũi. Nếu cẩn thận thì các bạn cứ tham khảo cách mặc đồ của các bạn ngân hàng hoặc sale bất động sản và bắt trước là đẹp nhất. Ví dụ như hình ảnh dưới đây mình thấy ổn:

Điều quan trọng là các bạn thể hiện sự gọn gàng, sạch sẽ. Việc này có thể thông qua những thứ đơn giản như tóc tai gọn gàng, móng tay sạch sẽ, mùi hương nước hoa dễ chịu, quần áo giày sạch sẽ – như vậy là gây ấn tượng được rồi.

Về tác phong một trong những việc các bạn có thể tập được ngay là tác phong đi đứng và ngồi thẳng lưng. Chỉ riêng việc này sẽ giúp cho các bạn tạo cảm giác tự tin hơn rất nhiều. Kinh nghiệm chung của Tuấn Anh là các bạn dễ bị khúm núm cong lưng, tạo cảm giác thiếu tự tin. Các bạn xem hình dưới đây làm ví dụ nhé:

Câu hỏi 05: Đối với một nhân viên mới, khi rơi vào tình huống phải thường xuyên nhận một lượng công việc quá tải đến từ sếp hay đồng nghiệp của mình, thì anh/chị có lời khuyên nào để giúp các bạn sinh viên có thể tránh khỏi, hoặc cách để từ chối khi rơi vào trường hợp như vậy được không?

Trước khi nghĩ đến lỗi của người khác thì chúng ta nên tự nhìn nhận đánh giá lại bản thân trước đã. Tự đánh giá xem việc quá tải này có phải một phần do năng lực làm việc của mình chưa đáp ứng hay không? Nếu chưa mình có thể học thêm kĩ năng gì để làm công việc này tốt hơn.

Nếu mình thực sự làm rất tốt và nguyên nhân chính đến từ sếp hoặc đồng nghiệp thì bạn cần làm một số bước như:

  • Thống nhất rõ ràng trên mô tả công việc khi bắt đầu làm việc với sếp, đồng nghiệp và công ty về các đầu việc của bạn.
  • Thống nhất rõ ràng về thời gian và đãi ngộ khi bạn OT để làm việc.

Thực tế là kể cả khi bạn làm những điều trên vẫn có những người giao cho bạn rất nhiều việc. Việc này có thể đến từ năng lực quản lý của người đó, và bạn khó mà thay đổi họ một sớm một chiều được. Nếu đã cố gắng giao tiếp và thương lượng nhưng không thành, cân nhắc tìm một người sếp mới phù hợp hơn.

Câu hỏi 06: Từ góc nhìn của nhà tuyển dụng, so với sinh viên “ra làm đúng ngành” và sinh viên “ra làm trái ngành” có sự chênh lệch như thế nào? Bản thân sinh viên làm trái ngành cần cố gắng hơn những gì để có thể lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng?

Có những ngành nghề đặc thù như Kế toán, Y, Luật… bạn cần có kiến thức chuyên môn nhất định và cần được đào tạo chính quy để có kiến thức đó, vì vậy sinh viên học đúng ngành sẽ có lợi thế hơn trái ngành.

Tuy nhiên có những ngành nghề như Kinh doanh, Marketing… thì dễ dàng hơn cho người học trái ngành tiếp cận. Nếu bạn không học những ngành đúng trong lĩnh vực đó, bạn cân nhắc bổ sung bằng các khoá học ngắn hạn.

Sau khi học thì cố gắng làm nhiều các dự án để lấy thêm kinh nghiệm. Ngoài ra bạn suy nghĩ về các kĩ năng chuyển đổi xem trong ngành nghề công việc cũ của mình có gì để áp dụng và mang tới ngành nghề mới hay không.

__

Nếu bạn cần được tư vấn định hướng nghề nghiệp, bạn có thể đăng ký cùng Tuấn Anh tại đây.

Bạn có bình luận hay câu hỏi gì không?

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Chạy bằng WordPress.com.

%d người thích bài này: