Một số nguyên tắc tối giản bản thân mình áp dụng liên quan đến đồ đạc
1/ Gom tất cả đồ muốn mua online vào xử lý vào ngày thứ 7 cuối tháng. Nếu trong một ngày mình bất chợt quan tâm đến một món đồ, mình sẽ để vào giỏ đồ chứ không mua ngay. Lý do thực hiện việc này: việc trì hoãn mua đồ ngay lập tức có thể làm biến mất ‘cơn nghiện’ muốn mua món đồ đó luôn, từ đó tiết kiệm được một khoản tiền chi không cần thiết. Thứ hai, xử lý vào một ngày duy nhất, lại vào cuối tháng để không chạy theo những chương trình sale khắp nơi, cuối tháng tiền còn ít nên cũng sẽ chọn lựa kỹ càng hơn món nào mua món nào không.
2/ Mỗi khi một món đồ mới xuất hiện trong nhà, bỏ đi một món đồ cũ đang có. Điều này giúp bản thân tránh tình trạng tích trữ ngày càng nhiều đồ hơn trong nhà.
3/ Suy nghĩ về việc tận dụng thêm một chức năng của món đồ đó. Bên cạnh chức năng chính, món đồ đó có thể dùng để làm thêm được gì nữa nhỉ? Một ly nước, ngoài việc để uống nước – có thể làm gì thêm? Chiếc bàn làm việc có thể sử dụng cho chức năng nào khác?
4/ Quy tắc 12 tháng. Nếu một món đồ bạn đã không đụng đến trong một năm qua, món đó có thể bỏ đi được rồi.
5/ Chuyển lên Cloud. Bao gồm các loại giấy tờ hợp đồng, các hình ảnh, các loại thiệp và thư cảm ơn, các bằng cấp. Sau đó mình sẽ xem xem trong số này cái nào có thể bỏ bớt đi bản cứng.
Trò chơi tối giản bạn có thể thực hiện ngày hôm nay: thử thách 30 ngày bỏ bớt đồ. Mỗi ngày bạn hãy bỏ bớt đi một món đồ đang có trong phòng/nhà, liên tục trong 30 ngày. Cuối 30 ngày hãy nhìn lại xem mình đã bớt được bao nhiêu nhé.
___
___
Mình đang viết một loạt bài về việc áp dụng lối sống tối giản vào các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống hằng ngày, bạn đón đọc nhé. Các chủ đề mình viết bao gồm tối giản về:
- tài chính cá nhân
- tập thể dục
- đọc sách
- ăn uống
- suy nghĩ
- đồ đạc
- giấc ngủ
- làm việc hiệu quả
- ghi chép / lên kế hoạch
- tình yêu
- thư giãn / sở thích
- công nghệ / mạng xã hội
2 bình luận cho “Tối Giản về Đồ Đạc”
[…] đồ đạc […]
ThíchThích
[…] đồ đạc […]
ThíchThích