Nếu các bạn đã đọc hết các bài viết về tìm việc, biết cách viết CV thật là chuẩn, biết cách thể hiện bản thân tốt trong buổi phỏng vấn, có thể vấn đề hiện tại của bạn là Không biết phải chọn công ty nào.
Hoặc có thể bạn đang làm cho công ty A và bắt đầu cảm thấy chán muốn nghỉ, bạn thấy công ty B cũng hay ho nhưng phân vân vì sợ cái này cái kia, sợ không biết mình có hợp thật sự hay không. Vậy phải làm thế nào?
Bài viết này mình sẽ chia sẻ cho các bạn một phương pháp giúp các bạn trong việc chọn lựa các công ty nhé.
Khi nghĩ về một công việc, các bạn thường nghĩ đến điều gì? Môi trường làm việc, lương lậu, con người? Đã đủ chưa. Rất tiếc là chưa.
Khi đứng trước việc có nên chọn hay không một công ty hoặc một vị trí, bạn hiền hãy lấy ra một từ giấy và viết ra 7 yếu tố dưới đây:
- Kiến thức mình sẽ sử dụng tại vị trí đó
- Kĩ năng mình sẽ dùng tại vị trí đó
- Vị trí địa lý của công ty ở gần hay ở xa?
- Môi trường làm việc của công ty như thế nào?
- Con người ở công ty ra sao?
- Mức lương vị trí đó như thế nào?
- Giá trị công việc ở vị trí này là gì?
Bước 1
Với 7 yếu tố trên, mỗi yếu tố bạn hãy dành riêng ra một tờ giấy để trả lời các câu hỏi dưới đây:
- Kiến thức: Mình đang có những kiến thức nào và muốn sử dụng kiến thức nào trong công việc? (Kiến thức là những cái ta học được ở trong trường hoặc thông qua các khóa học Online, ví dụ kiến thức về Marketing căn bản, kiến thức về luật kinh doanh chẳng hạn). Nên liệt kê được ít nhất 5 kiến thức. Làm xong đi hãy chuyển xuống phần khác.
- Kĩ năng: Tương tự kiến thức, bạn có những kĩ năng nào? Riêng phần này phải cố gắng liệt kê được khoảng 10 cái.
- Vị trí địa lý: Bạn thích làm việc ở gần hay xa nhà, ở Hà Nội hay Sài Gòn hay thế nào cũng được?
- Môi trường làm việc: Bạn thích môi trường năng động mọi người ngồi cùng nhau trên một chiếc bàn dài như các công ty truyền thông hay kiểu ngồi mỗi người một chỗ? Bạn thích kiểu việc ai người đấy làm hay mọi người hỏi han chăm sóc, quan tâm lẫn nhau? Bạn thích kiểu tính cách người Việt Nam hay người nước ngoài?
- Con người: Cụ thể hơn ở đây là sếp, bạn thích một người sếp có tính cách và phong cách làm việc như thế nào?
- Mức lương: Ở thời điểm hiện tại, bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
- Giá trị công việc: Bạn mong có được giá trị gì từ công việc này? Quyền lực, được giúp đỡ người khác, được làm việc mình thích hay giá trị nào đó khác.
Bước 2
Mỗi thời điểm trong cuộc đời, chúng ta ưu tiên những điều khác nhau.
Vậy khi đọc đến dòng chữ này, bạn ưu tiên điều gì trong đời?
Thử ngẫm trong 15 phút và viết ra giấy xem, với 7 yếu tố trên, cái nào quan trọng nhất với bạn hiện tại, cái nào ít quan trọng hơn và sắp xếp theo thứ tự từ 1 (quan trọng nhất) đến 7 (ít quan trọng nhất) nhé.
Mình lấy ví dụ, hiện tại mình xếp theo thứ tự:
- Giá trị
- Kiến thức
- Kĩ năng
- Lương
- Con người
- Vị trí địa lý
- Môi trường làm việc
Bước 3
Nếu bây giờ bạn đã có khoảng 2 đến 3 công việc để chọn lựa trong tay rồi, giờ là lúc bạn ngồi so sánh.
Với mỗi một công việc bạn cũng nên liệt kê ra, ví dụ:
Việc A:
- Mình dùng/học kiến thức gì?
- Mình dùng/học kĩ năng gì?
- Vị trí địa lý gần hay xa mình?
- Mức lương bao nhiêu?
- Sếp tính cách thế nào?
- Môi trường làm việc kiểu gì?
- Giá trị của công việc là gì?
Việc B tương tự.
Sau đó bạn ngồi đối chiếu xem, mỗi một công việc này đáp ứng được bao nhiêu điều mà bạn mong ước khi làm ở Bước 1. Sẽ rất ít có công việc nào đáp ứng đã cả 7 điều lắm, thường mỗi công việc chỉ đáp ứng được 3-4 điều của bạn thôi, như vậy là tốt lắm rồi – đừng đòi hỏi nhiều hơn.
Vậy nếu cả việc A và B đều đáp ứng được 4 điều trong 7 điều của mình, mình sẽ chọn việc nào?
Đây là lúc chúng ta dùng đến Bước 2 ở trên – bước so sánh.
Ví dụ 7 giá trị của mình theo thứ tự là:
- Giá trị
- Kiến thức
- Kĩ năng
- Lương
- Con người
- Vị trí địa lý
- Môi trường làm việc
Việc A đáp ứng được điều 1,2,4 còn việc B đáp ứng được điều 1,5,7. Tức là mình thích việc A vì giá trị công việc, vì kiến thức mình sẽ dùng và lương tốt. Nhưng mình cũng thích việc B vì giá trị mang lại, con người thân thiện và môi trường làm việc sáng tạo. Nhưng mình chỉ được chọn một, chọn cái nào đây?
Các bạn sẽ chọn cái nào? Cái nào là quan trọng hơn với các bạn – các bạn đã nhìn thấy chưa? Tuy cả 2 công việc đều thỏa mãn 3 tiêu chí của mình, nhưng việc A lại thỏa mãn nhiều tiêu chí quan trọng hơn, vì vậy khi làm việc A có khả năng là mình sẽ vui vẻ và hạnh phúc hơn.
Chúc các bạn chọn việc thành công.
Nếu bạn nào cần tư vấn chuyên sâu hơn về các vấn đề nghề nghiệp và phát triển bản thân, có thể liên hệ Tuấn Anh tại: bit.ly/tuvan-anhtuanle
19 bình luận cho “Làm Sao Để Biết Công Việc Đó Hợp Với Mình?”
Bài này rõ ràng và rạch ròi, rất chi tiết. Đúng là những gì mà một người đã từng lạc lối cho em cần phải xem xét kĩ. :))), thanks anh.
ThíchThích
[…] bài viết này mình đã viết kĩ, bảy cánh hoa đó […]
ThíchThích
[…] Làm Sao Để Biết Công Việc Đó Hợp Với Mình? […]
ThíchThích
[…] bài viết “Làm Sao Để Biết Công Việc Đó Hợp Với Mình?” mình có chia sẻ về lý thuyết bông hoa của thầy Dick Bolles, giúp bạn dựa […]
ThíchThích
[…] bạn đã đi làm lâu hơn, có thể bạn sẽ cần tìm hiểu đến phương pháp Bông Hoa Nghề Nghiệp với 7 cánh hoa mà Tuấn Anh đề cập trong bài viết này . Tại đây, bạn sẽ khám […]
ThíchThích
[…] Làm Sao Để Biết Công Việc Đó Hợp Với Mình? […]
ThíchThích
[…] Có người sẽ hạnh phúc nếu công việc đó phù hợp với tính cách và năng lực tự nhiên (ấn vào để làm bài test), có người quan trọng mức lương, có người quan trọng giá trị, người thì quan trọng người làm việc cùng (đọc bài này để biết bạn quan trọng gì). […]
ThíchThích
[…] Đừng tìm sâu một nghề, hãy tìm kiếm sự hạnh phúc ở thời điểm hiện tại. Ở phần trước bạn đã thấy, đặc tính tính cách của bạn là thích nhiều thứ, nhìn gì cũng hay, không phải kiểu người chỉ thích tập trung vào một việc. Nếu bạn cứ quả quyết phải đi tìm tên một công việc để theo đuổi suốt đời, bạn đang tự làm khó mình và bạn đang theo đuổi mục tiêu của những người khác (những người có tính cách nghiên cứu, nghiệp vụ). Thay vào đó, hãy tìm kiếm niềm vui và sự hạnh phúc. Những người thích đủ thứ thường là những người có khả năng tương tác với con người tốt, có nhiều cảm xúc (nhóm xã hội, nghệ thuật theo Holland), chính vì vậy việc cảm thấy vui vẻ khi đi làm là rất quan trọng với nhóm này. Vậy lần tới khi đi tìm việc, hãy suy nghĩ xem công việc đó có đem lại cho bạn sự vui vẻ, hạnh phúc ở thời điểm hiện tại hay không. Lý do Tuấn Anh dùng chữ “hiện tại” là vì mỗi thời điểm bạn sẽ có những tiêu chí quyết định sự vui vẻ khác nhau. Ví dụ, khi mới ra trường được làm với sếp tốt bạn vui. Khi đã lập gia đình, được làm việc gần nhà không phải OT là vui. Hãy đọc bài này để tham khảo các tiêu chí đó. […]
ThíchThích
[…] thay vì tìm xem nghề nào để đi suốt đời, bạn hãy đổi mục tiêu sang tìm xem tiêu chí nào làm mình vui ở thời điểm hiện tại. Công việc nào trong số những công việc mình đang có […]
ThíchThích
[…] những điều sai sẽ ít khó hơn. Sử dụng phương pháp loại trừ kết hợp với 7 yếu tố trong công việc mình đã đề cập trong bài viết trước, bạn có thể xác định được với mỗi yếu tố đâu là những điều sai, […]
ThíchThích
[…] thế nào, môi trường làm việc như thế nào, đặc thù công việc ra sao. Cụ thể 7 tiêu chí đánh giá một công việc bạn có thể đọc thêm tại […]
ThíchThích
[…] các công việc ở quá khứ bạn không muốn lặp lại? Bạn có thể soi chiếu lại 7 tiêu chí chọn công việc và đánh giá xem tiêu chí nào là tiêu chí tối kị bạn không muốn gặp phải […]
ThíchThích
[…] hội việc làm mới thông qua các mối quan hệ đó. Hãy nhớ là bạn cần rõ ràng các tiêu chí tìm kiếm công việc mới của bản thân, như vậy bạn sẽ tìm việc hiệu quả hơn và đúng […]
ThíchThích
[…] Theo mô hình 7 tiêu chí ở trên, bạn cần xác định được với mỗi tiêu chí bạn THÍCH điều gì và từ đó xác định KHÔNG THÍCH điều gì. Ví dụ, ở tiêu chí People (con người), bạn thích làm việc với những người có năng lực giỏi, trung thực, không lươn lẹo. Ở tiêu chí Workplace (môi trường làm việc), bạn thích không gian mở, tất cả mọi người ngồi chung với nhau trên một bài dài. Tất cả các tiêu chí ở đây đều quan trọng như nhau, bạn nên dành thời gian để viết rõ ra các mục nhu cầu của bản thân theo từng tiêu chí. Bạn có thể xem thêm hướng dẫn tại đây. […]
ThíchThích
[…] bài viết “Làm sao biết công việc đó phù hợp với mình?”, Tuấn Anh đã chia sẻ về 7 yếu tố cấu thành sự yêu thích trong công việc […]
ThíchThích
[…] có thể đọc thêm bài viết này để hiểu hơn về 7 yếu tố ảnh hưởng công việc, từ đó vạch ra được các mong muốn cụ thể của bản […]
ThíchThích
[…] gì?. Why – việc làm tốt với tôi được định nghĩa cụ thể như thế nào (xem thêm 7 tiêu chí đánh giá công việc tại đây). How – tôi cần chỉnh sửa CV như thế nào để ứng tuyển thành công. When […]
ThíchThích
[…] đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của bạn? Bạn cần phân tích thật kĩ 7 tiêu chí chọn việc để xem mình đang hạnh phúc và không hạnh phúc với tiêu chí nào, như vậy khi […]
ThíchThích
[…] Để đánh giá đúng sai của một công việc với bản thân, bạn có thể bắt đầu với 3 mô hình là Phương pháp Cây nghề nghiệp và Mật mã Holland và Bông hoa nghề nghiệp. […]
ThíchThích